Thursday, June 16, 2022

Quê Hương Và Tình Yêu Tác giả: Dương Lam[vophubong]

 Quê Hương Và Tình Yêu

Tác giả: Dương Lam[vophubong]

QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU 



Em sắp say rồi !!! Uống nữa thôi ? 
Cờ chưa tan cuộc vẫn còn chơi !!! 
Giang hồ gác mái bên sông vắng, 
Trăng nước thuyền khua- một trận cười . 



Tình vẫn tràn như dòng nước chảy, 
Thơ còn đầy tựa áng mây trôi. 
Nửa đêm thức giấc hồn ngơ ngác, 
Rưọu hết tìm em - tận cuối trời… 



Cuối trời xin hẹn gặp lại em, 
Cho ấm bờ vai mắt hữu tình. 
Cho thắm bờ môi ngày tái ngộ, 
Cho nồng hương lữa kiếp ba sinh, 




Duyên xưa xuân đến bao lần gặp, 
Tình cũ thu đi chẳng dễ tìm . 
Rượu hết bên nhau chìm lối mộng, 
Hoa đào một cánh nở nguyên trinh… 



Nguyên trinh còn lại bao xuân nữa, 
Lữa lựu hè sang đỏ thắm tường. 
Bạn cũ trở về say hẹn ước, 
Người xưa nhớ lại lúc tha hương. 




Hoa trôi bến chợ đời lưu lạc, 
Dế gọi vườn hoang cảnh đoạn trường. 
Mẹ ngóng tin con mòn mõi đợi, 
Tiếng gà xao xác gáy thềm sương. 



Thềm sương tiếng cuốc gọi bên hè, 
Giọng chị hò ơ dưới luỹ tre . 
Giã gạo nuôi em ngày mẹ yếu, 
Bồng con đứng đợị buổi anh về . 



Canh rau tối ngủ còn lưng bụng, 
Cơm nguội khuya nằm dạ tái tê . 
Những tưởng ngày xuân tràn mộng đẹp, 
Nào hay mưa dột chẳng tranh che. 



Tranh che ta đắp bằng hương lữa, 
Môi giữa bờ môi giữ mặn nồng . 
Chẳng có chăn bông ngày ấm lạnh , 
Không thuyền đưa đón buổi qua sông. 

10 


Em thơ lội bộ giờ đi học, 
Mẹ yếu thâu đêm bắt muỗi mòng . 
Cảnh khổ ngày xưa ngồi nhớ lại, 
Qua rồi năm tháng những long đong. 

11 

Long đong trên bước đường lưu lạc, 
Bốn hướng về đâu dặm hải trình. 
Biển rộng trời cao bằng sãi cánh, 
Sông dài núi thẳm gót phiêu linh. 


12 

Công cha nghĩa mẹ còn chưa trả, 
Ơn chị tình em hẹn đáp đền. 
Nắng nhuộm rừng phong. Thu đã tới, 
Bên hồ từng chiếc lá lênh đênh... 

13 

Lênh đênh như chiếc thuyền không bến, 
Dòng ngược dòng xuôi vạn nẽo đời. 
Trên bến dưới thuyền người tấp nập, 
Sông hồ nước chảy lục bình trôi. 


14 

Sáng qua Phú Quốc trời êm ả, 
Chiều ghé Côn sơn núi vẽ vời. 
Mây nước xa trông về cố quận, 
Nỗi lòng thương nhớ biết sao vơi... 


15 


Sao vơi lòng biển tình sông đó, 
Cuả kiếp giang hồ với nước mây. 
Lên bến đò chiều thương kẻ bắc, 
Qua sông nắng sớm nhớ trời tây. 

16 

Thơ vương khói thuốc sầu vương nhạc, 
Rượu hết đàn run phím lạc dây. 
Cô lái đò xưa đưa lữ khách, 
Sông buồn đôi mắt thấy cay cay… 

17 

Cay cay đôi mắt chiều xuân đó, 
Cô gái ngày xưa chẳng trở về. 
Gió núi đèn khuya vàng phố thị, 
Trăng rừng sương lạnh trắng sơn khê . 

18 


Hoa không vạn cổ mà phong nhụy 
Tình chẳng trăm năm cũng vẹn thề. 
Lời của trăng nguyền dù bến cạn, 
Rừng xanh núi thẳm chẳng phân ly… 


19 

Ly hương gặp lại mùa hoa nở, 
Chim én bên trời vụt cánh bay, 
Nhạn lạc bầy tìm nhau biển bắc, 
Anh tìm em lội khắp trời tây. 

20 

Sáng lên New York sương mờ lạnh, 
Chiều lại Boston tuyết phủ cây... 
Anh trở về vui lòng phố thị , 
Em về rượu uống trắng đêm say... 


21 


Say cho bỏ những ngày dong ruổi, 
Cho bỏ sầu đong lắc lại đầy . 
Để nhớ gừng cay thương muối mặn, 
Cho lòng ai vẫn nhớ thương ai. 

22 

Đêm về phố mộng sương giăng mắc, 
Ngày lại mưa đông gió thổi mây. 
Lánh đục cho dòng đời thanh thoát, 
Để lòng vơi bớt nỗi niềm tây. 

23 

Niềm tây mây gởi buồn theo nắng 
Ta gởi tơ lòng trãi bốn phương. 
Bướm gởi hồn thơ qua lối mộng , 
Cho tình trả nợ kiếp tơ vương. 

24 

Ngẩn ngơ trăng cũng buồn theo gió, 
Thơ thẩn sầu đong giữa nắng ngàn, 
Thì thôi sầu ấy ngàn đêm lẻ, 
Góp lại cho tròn gởi gió sương . 

25 

Gió sương từ độ bước quan hà, 
Mưa nắng bên trời giọt lệ sa. 
Xa nước bao đêm sầu cố quốc, 
Tha hương ngàn dặm nhớ quê nhà. 

26 

Chín chiều ruột thắt bầm gan mẹ, 
Một tấc lòng son xót dạ cha . 
Mong ước sao khuya trời tỏ rạng , 
Mơ ngày mai lại cảnh phồn hoa 


27 

Phồn hoa mơ lại ngày ta gặp, 
Tôi với em đi giữa phố phường. 
Má đỏ son hồng còn thắm sắc, 
Hoa cài aó trắng vẫn thiên hương. 

28 

Ngây thơ nhắc lại ngày hoa bướm, 
Thờ thẩn rồi quên buổi tựu trường. 
Kỹ niệm ngày xưa tràn ngập lối, 
Đêm về thao thiết nhớ muôn phương. 

29 

Muôn phương bè bạn tình thân mến, 
Của kiếp nhân gian giữa chợ đời, 
Buổi loạn ly rồi bao kẻ khóc, 
Ngày thanh bình lại lắm người vui. 

30 

Trăng về phố Hội mây giăng lối, 
Thuyền ghé Đà giang sóng vẽ vời. 
Núi Ngũ hành sơn năm ngọn tỏa, 
Phượng hoàng xoè cánh đã ra khơi. 


Chú thích: 
[1] Ngũ hành sơn ,danh lam thắng cảnh đất Quảng nam,với truyền thuyết “ngũ phụng tề phi” năm phụng đồng bay . Đó là: 
Theo văn bia tiến sĩ Mậu Tuất 1898 dựng trong khuôn viên di tích Văn Thánh Huế, thì khoa thi này, ngoài Đào Nguyên Phổ đỗ đầu với danh Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, những vị Tiến sĩ còn lại đều là Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. 
1 Phạm Liệu 2Phan Quang 3 Phạm Tuấn4 Ngô Chuân 5 Dương Hiển Tiến [cả 5 vị trên đều đỗ tiến sĩ cùng khóa và cùng quê Quảng nam... 


31 

Ra khơi sóng tỏa muôn trùng thẳm, 
Biển biếc trời xanh núi ngút ngàn. 
Côn đảo mây che hè nắng đỗ, 
Trường sa mưa tạnh buổi đông sang. 

32 

Ngựa hồ gió lạnh hí phương bắc, [1]] 
Chim Việt đậu cành chọn hướng nam. 
Ta giống Rồng Tiên dòng Lạc Việt , 
Làm sao tỏ mặt với lân bang… 


Chú thích: 


[ 1 ]Hồ mã tê Bắc phong, Việt điểu sào Nam chi. 
Nghĩa là: Ngựa Hồ hí gió Bắc, Chim Việt ở cành Nam. 


Chim Việt là loài chim sinh ở đất Việt, thuộc phía nam nước Tàu. Mỗi năm cứ đến đầu thu, từng đàn chim Việt bay sang phương Bắc để kiếm ăn. Vì khi thu sang, phương Bắc có nhiều chỗ có giống lúa mới vừa chín…dễ kiếm ăn. 
Tuy sang phương Bắc nhưng đàn chim Việt vẫn nhớ quê hương. Muốn làm ổ, chúng chọn cành cây chĩa về phương Nam, tức là hướng quê nhà mà chúng sinh trưởng. 
Chim Việt tức (Việt điểu) để chỉ chim nhớ quê hương cố quốc. 
Ngựa Hồ là ngựa ở nước Hồ. Nước này ở về phương bắc nước Tàu mà ngày xưa người Tàu thường cho là nước man rợ hay cũng gọi là Phiên quốc. Ngựa Hồ cao lớn, leo núi rất giỏi, chạy rất nhanh. Người Trung Quốc thường mua về làm ngựa chiến . Nước Hồ vốn ở xứ lạnh , khi đông về, gió bấc thổi, tuyết rơi lả tả, gió lạnh tê tái. 
Ngựa Hồ tuy về Trung Quốc, là nơi tương đối ấm áp nhưng vẫn nhớ đến đất Hồ , mỗi độ đông về khi có gió bấc lạnh [là gió từ phương bắc thổi đến, ngựa cất tiếng hí lên thê thảm tỏ lòng nhớ cố quốc. 

"Chim Việt ngựa Hồ" trở nên thành ngữ, có nghĩa bóng là loài vật mà cũng không quên nơi quê cha đất tổ , dù ở nơi đất khách quê người. 

33 

Lân bang có kẻ ưa dòm ngó, 
Sự nghiệp cơ đồ của tổ tiên. 
Hoa thắm trời Nam ngàn thế hệ, 
Non xanh đất Việt trải ba miền. 

34 

Đằng Giang bẩy địch xua Nam Hán,[1] 
Vạn Kiếp điều binh đuổi giặc Nguyên.[2] 
Con cháu đồng lòng chung nghiệp cả, 
Lo chi non nước chẳng bình yên… 


Chú thích: 
[1] Trận Bạch Đằng, năm 938 [.wikipedia.] 
Năm 937, thế lực họ Kiều ở châu Phong tổ chức binh biến, giết chết Dương Đình Nghệ, đưa Kiều Công Tiễn lên nắm quyền, Công Tiễn tự xưng Tiết độ sứ. Hành động này đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của các thế lực hào trưởng các địa phương, thậm chí chính nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Ngô Quyền, với danh nghĩa là bộ tướng và con rể của vị cố Tiết độ sứ, đồng thời cũng là người đứng liên minh Ngô - Dương, tập hợp lực lượng tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn hoảng sợ, vội vã sai người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Nam Hán Cao Tổ sai con trai là thái tử Lưu Hoằng Tháo đem hai vạn quân, dùng chiến thuyền, xâm lăng. 
Năm 938, Ngô Quyền đem quân ra Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn và nhanh chóng tổ chức kháng chiến chống quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng. Lợi dụng chế độ thủy văn khắc nghiệt của sông Bạch Đằng, ông sai đóng cọc dưới lòng sông, đầu bịt sắt nhọn sao cho khi nước triều lên thì bãi cọc bị che lấp. Ngô Quyền dự định nhử quân Nam Hán vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền quân Nam Hán mắc cạn mới giao chiến. 
Kết quả, quân Nam Hán thua chạy, thái tử Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ, nhà Nam Hán phải từ bỏ giấc mộng xâm lấn. Với mưu lược thần tình của mình, Ngô Quyền đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng nổi tiếng năm 938, kết thúc hơn một thiên ky Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam…. 
Về trận Bạch Đằng, Ngô Thì Sĩ đánh giá : 
“ 
Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng chiến công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu… 
[2] Trận Vạn Kiếp [wikipedia.] Từ ngày 11 tháng 2 năm 1285 đến ngày 14 tháng 2 năm 1285 tại Vạn Kiếp, 20 vạn quân Trần với hơn 1000 chiến thuyền đã chống trả quyết liệt cuộc tiến công của 30 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy. Để bảo toàn lực lượng, quân Trần rút khỏi Vạn Kiếp. Tháng 5 năm 1285, quân dân nhà Trần bắt đầu phản công. 
Cuối tháng 5, sau thảm bại tại Tây Kết và Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên ngày nay), quân Nguyên tìm cách rút quân về nước. Đầu tháng 6, trên đường rút chạy qua sông Như Nguyệt bị cánh quân của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản chặn đánh. Cánh quân của Thoát Hoan và Lý Hằng chạy theo đường Vạn Kiếp bị quân phục kích nhà Trần bố trí từ trước xông ra phản công. Quân Nguyên chết đuối rất nhiều. Lý Hằng tử trận. Thoát Hoan được một viên tì tướng "giấu trong ống đồng" chạy thoát về Trung Quốc theo hướng Lạng Sơn. Cùng với các trận chiến khác, trận Vạn Kiếp đã góp phần quan trọng quét sạch 50 vạn quân xâm lược ra khỏi bờ cõi Đại Việt. 
[Vạn Kiếp nay thuộc vùng Vạn Yên, xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương có đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn... 


35 

Bình yên ruộng lúa với nương dâu, 
Phố xá bừng lên ánh nhiệm màu 
Bến Nghé thiếp sang ngày hội ngộ 
Hà tiên chàng lại buổi hoàn châu. 

36 


Hoa xưa hẹn lối ngày phong nhụy, 
Trăng cũ thề đưa nối nhịp cầu. 
Cách trở khôn ngăn dòng lá thắm. 
Tình chàng ý thiếp gởi muôn câu… 


37 

Muôn câu ý đẹp tình thêm đẹp, 
Rượu tiễn chàng đi bước hải hồ.[5] 
Vạn dặm gươm hồng tung vó ngựa, 
Ngàn năm khuê các dậy lầu thơ...[6] 

38 

Ta vây Khương thượng,giặc tan vỡ, 
Địch đến Nhị hà, nươc nghẽn bờ.[7] 
Thây giặc chất cao thành gò Đống,[8] 
Thanh triều nửa tĩnh nửa như mơ...[9] 


Chú thích: 

[5] Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long.Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế … , chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - cố thủ chờ lệnh. Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân , Nguyễn Huệ thống lãnh đại quân tiến ra Bắc. Ngọc Hân công chúa tức Hữu cung hoàng hậu tiễn đưa [ …Rượu tiển chàng đi bước hải hồ , Vạn dặm kiếm hồng tung vó ngựa …] 
[6]. Ngọc Hân Công chúa là một cô gái thông minh, một nữ sĩ tài hoa ,hương sắc vẹn toàn .Từ nhỏ đă được học thông kinh sử và giỏi thơ văn .Bà đã nỗi tiếng trong làng thơ nôm với bài “Ai tư vãn” gồm 164 câu,theo thể song thất lục bát ca tụng chiến công vua Quang Trung Nguyễ n Huệ [ Ngàn năm khuê cát dậy lầu thơ…] 
[7,8] Đêm 30 tháng Chạp âm lịch Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn quân lính bỏ mạng. [Ta vây Khương Thượng giặc tan vỡ …] Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn,có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa. [Thây giặc chất cao thành Gò Đống…] 
Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. [Địch đến Nhị hà nước nghẽn bờ ]… Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới cho đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Tàu ở biên giới dắt nhau bỏ chạy làm cho suốt năm sáu chục dặm đường không có bóng người và trâu bò súc vật… 
Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày với kế hoạch tốc chiến tốc thắng ,với thiên tài mưu lược về quân sự của Nguyễn Hụê , quân Tây Sơn với quân số 10 vạn [phần lớn là dân quân chưa được tập luyện] đã đánh tan 29 vạn quân Thanh , lập nên một kỳ công hiển hách nhất trong lịch sữ nước ta và cả thế giới...Trưa mồng 5 Tết xuân Kỹ Dậu, Quang Trung với chiến bào đầy khói đen ,trên mình voi nhuộm đầy khói súng tiến vào thành Thăng Long trong sự vui mừng hã hê chào đón của toàn dân. … [Sau này khi nhớ lại lời hứa hẹn 10 năm sau vua Quang Trung sẽ lấy lại 2 tỉnh Quảng đông và Quảng tây mà Tàu đã chiếm của nước Nam ta trước kia không phải là lời nói quá nếu nhà vua không mất sớm…]!!! 
[9]Tin bại trận đưa về, Càn long mắt nhắm mắt mở, nửa tĩnh nửa mê…Thôi rồi giấc mộng đế quốc bành trướng của triều Thanh tan tành thành mây khói…[Thanh triều nửa tĩnh nửa như mơ…] 
[ thơ Dương Lam ] 


39 


Như mơ ngày Tết xuân năm ấy, 

Nguyễn Huệ oai hùng giữa núi sông. 

Áo trận thơm nồng xuân Kỷ Dậu, 

Giáp bào rạng rỡ đất Thăng Long. 


40 



Trời Nam Lừng Lẫy Trang Hào Kiệt, 

Sử Việt Vang Danh Giống Lạc Hồng. 

Thắp nén hương lòng dâng Tổ Quốc, 

KHÓI TRẦM LỘNG GIÓ QUYỆN TRỜI ĐÔNG... 

41 


Trời đông một sáng tưng bừng dậy , 
Dân Việt hò reo giữa biển khơi. 
Hải đảo đất liền hoa thắm nở, 
Rừng xanh núi thẳm lá xinh tươi. 

42 

Cha xây bờ cõi nghìn hoa gấm, 
Mẹ viết muôn trang sử tuyệt vời. 
Em hẹn anh về cùng hội ngộ, 
Bên dòng sông Cửu nước xanh tươi. 


43 


Xanh tươi dòng nước Cửu long giang, 
Tưới cánh đồng quê trĩu lúa vàng, 
Cô gái bên sông hò ới lã !!! 
Anh mau về kịp chuyến đò sang . 

44 

Lòng em như chiếc thuyền nan nhỏ, 
Lèo lái đưa anh suốt dặm ngàn! 
Thuyền nhỏ nhưng tình em không nhỏ, 
Anh về mau kịp chuyến đò ngang. 


45 


Đò ngang đò dọc người chen chúc , 
Tình Bắc Trung Nam- nghĩa đá vàng. 
Sương sớm nắng che hồ Ba Bể, 
Mưa chiều mây phủ Ngũ hành san. 

46 

Ai qua Bản Giốc lòng rưng lệ, 
Người đến Nam quan hận bẻ bàng. 
Kiếp Bạc trăng soi hồn vạn cổ, [1 ] 
Hồ Tây mây phủ mấy lần sương. 
Chú thích: 
[1] [Đền thờ Đức Trần Hưng Đạo] 


47 

Sương phơi nắng trải lòng mong mõi, 
Chờ đợi em về thơ nở hoa ? 
Bên giọng hò lơ tình bãng lãng, 
Điệu đàn khoan lã ý bay xa ... 

48 

Yêu kiều thục nữ bên sương sớm, 
Yểu điệu thuyền quyên giữa nắng tà. 
Con bướm vàng bên hiên thỏ thẻ, 
Như tình em gái thuở mười ba. 

49 


Mười ba thuở ấy lòng e thẹn , 
Như gió như mây chẳng hẹn hò. 
Như nước sông Hương dòng bẽn lẽn, 
Gởi tình Vỹ Dạ nón bài thơ . 

50 


Trường Tiền nắng đổ mười hai nhịp, 
Thiên Mụ chuông sầu vạn cổ xưa . 
Hẹn gặp lại em ngày qua Huế, 
Về đò An cựu tắm chiều mưa… 





51



  Chiều mưa hoạ góp mấy vần thơ 
Vơi bớt tương tư nỗi đợi chờ 
Xóm Vĩ luôn mong ngày tái ngộ 
Dòng Hương mãi nhớ tuổi sầu mơ 

52

Trường -Tiền gió sớm ai đưa đón ? 
An- Cựu đò trưa nắng ngẩn ngơ... 
Muôn dặm xa quê lòng khắc khoải 
Đêm nghe tiếng hát vọng ven bờ.


53


 Bờ liểu chiều nao gió thổi buồn, 
Bên người em gái buổi hoàng hôn . 
Trên triền Non Nước mây thờ thẩn, 
Ngoài bãi Thanh Khê sóng dập dồn. 

54

Nắng nhạt tơ chùng tình bãng lãng, 
Đàn lơi phím lạc ý chon von . 
Nhắn người em gái năm xưa ấy, 
Đôi mắt xa xăm có mõi mòn… 


55

Mõi mòn chờ đợi biết bao rày
Tri kỷ tương phùng mấy thuở say. 
Bữa tiệc đoàn viên vừa mới gặp , 
Vần thơ sum họp đã bao ngày. 

56

Giang hồ gác mái - thơ giong ruổi,
Lữ khách dừng chân - áo bụi bay. 
Ngựa đã buông cương . Mồi đã sẵn… 
Bồ đào ta cạn chén đêm nay… 


57

Đêm  nay  sầu lắc  chẳng sao vơi, 
Biết trách ai đây lấy nửa lời ? 
Gió thổi thuyền trôi muôn dặm nẽo, 
Buồn dâng mây nỗi mấy trùng khơi. 

58

Ngày đi bến cũ còn mong đợi, 
Buổi đến thề xưa lỡ hẹn rồi… 
Nhớ mẹ chín chiều lòng quặn thắt, 
Đêm nằm nghe lạnh gió mưa rơi…



59


Mưa rơi theo gió Hoàng sa lạnh, 
Tráng sĩ dừng cương lạnh buốt lòng. 
Kiếm gỏ sao khuya
tràn hận biển

Gươm mài núi khuyết ngập  hờn sông




60



Vua Hùng dựng nước- ngàn son sắt 
Dân Việt chung xây- một chữ đồng, 
Hẹn quyết ngày mai thề lấy lại, 
Tấc vàng tất đất của cha ông 



61



Cha ông yêu quí từng cây cỏ, 
Từng cánh cò bay bạt trắng ngàn. 
Tiếng sáo dập dìu trong khoảng vắng, 
Giọng hò êm ả giữa chiều sương. 



62



Đàn trâu thong thả về ngang xóm. 
Lũ trẻ hò reo trở lại làng . 
Bà lão đêm đêm cầu Trời Phật , 
Muôn nhà vạn sự được an khang… 

63

An khang tình nghĩa vẫn tran đầy
Tri kỷ tương phùng mấy thuở say.
Bữa tiệc đoàn viên vừa mới gặp ,
Vần thơ sum họp đã bao ngày.

64

Giang hồ gác mái - thơ giong ruổi,
Lữ khách dừng chân - áo bụi bay.
Ngựa đã buông cương . Mồi đã sẵn…
Bồ đào ta cạn chén đêm nay…


65

Đêm nay ghé lại chốn thành  nam
Thăm bạn năm xưa - rượu uống tràn
Nốc cạn vầng trăng in đáy cốc
Say hoài giếng mắt đẹp mơ màng ....

66

Sông nào mây biếc theo dòng chảy
Bến đó tình xanh mãi đá vàng
Mong một ngày rồi qua bến đó
Em về chung một chuyến đò sang…



[Thay Đoạn Kết] 




KHANG AN MỘT CÕI TRỜI HOA 

CON RỒNG CHÁU LẠC NHÀ NHÀ ĐẸP VUI 

Nằm đêm góp nhặt đôi lời 

Chúc Em Hạnh phúc chúc Đời Tự Do... 


voduonghonglam [vophubong]

Saturday, February 19, 2022

CHƯƠNG 7: GIẶC NHÀ NGUYÊN (1284-1288)

 CHƯƠNG 7: GIẶC NHÀ NGUYÊN (1284-1288)

. Sài Thung sang sứ An-nam
2. Trần di Ái theo nhà Nguyên
3. Thoát Hoan sang đánh lần thứ nhất
4. Trần Hưng-đạo-vương quân thua về vạn-kiếp
5. Thành Thăng-long thất-thủ
6. Toa Đô đánh Nghệ-an
7. Hưng-đạo-vương đem vua về Thanh-hóa
8. Trận Hàm-tử-quan: Trần nhật Duật phá quân Toa Đô
9. Trận Chương-dương-Độ: Trần quang Khải khôi-phục Thăng-long
10. Trận Tây-kết: tướng nhà Trần chém Toa-Đô
11. Trận Vạn-kiếp: Thoát Hoan trốn chạy về Tàu
1. Sài Thung Sang Sứ An Nam.
Nhà Nguyên nghe tin Trần Thái-tông mới mất và Thánh-tông nhượng-vị, liền sai Lễ-bộ thượng-thư là Sài Thung sang sứ, đi tự Giang-lăng (Hồ-bắc), qua Ung-châu (Quảng-tây) rồi sang nước Nam, chứ không đi qua tỉnh Vân-nam như các sứ-thần trước.
Sài Thung đến kinh-thành, lên mặt kiêu-ngạo,cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương-minh, rồi cho người đưa thư vào trách Nhân-tông rằng: "Sao không xin phép triều-đình nhà Nguyên, mà dám tự-lập, vậy phải sang chầu Thiên-triều Hoàng-đế mới xong". Nhân-tông sai quan đại-thần ra tiếp. Thung không thèm đáp lễ; vua bày yến mời, Thung không thèm đến. Đình- thần An-nam ai cũng lấy làm tức giận nhưng không dám nói ra.
Sau vua phải dọn yến ở điện Tập-hiền, mời mãi Sài Thung mới đến. Đương khi uống rượu, Nhân-tông bảo Sài Thung rằng: "Quả-nhân xưa nay sinh-trưởng ở trong cung không quen phong-thổ, không thể nào đi được".
Được mấy hôm Sài Thung về nước. Nhân-tông sai sứ mang thư sang Tàu nói không thể sang chầu được. Nguyên-triều thấy vua An-nam không chịu sang chầu, và cứ đưa thư sang nói thoái-thác ra việc nọ việc kia, ý muốn cầm quân sang đánh, nhưng còn chưa quyết.
2. Trần Di Ái Theo Nhà Nguyên.
Năm nhâm-ngọ (1282) Nguyên-chủ lại cho sứ sang dụ rằng: "Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đưa vàng ngọc sang thay, và phải nộp hiền-sĩ, thầy âm-dương bói-toán, thợ khéo mỗi hạng 2 người ".
Nhân-tông sai người chú họ là Trần di Ái và Lê Tuân, Lê Mục sang thay cho mình. Nhưng Nguyên-chủ không bằng lòng, quyết ý chiếm giữ quyền cai-trị nước Nam, bèn xuống chỉ lập tòa Tuyên-phủ-ti, đặt quan liêu- thuộc để sang giám-trị các châu huyện. Quan nhà Nguyên sang đến nơi, Nhân-tông không nhận, đuổi về Tàu.
Nguyên-chủ thấy vậy giận lắm, bèn lập Trần di Ái làm An-nam quốc- vương, phong cho Lê Mục làm Hàn-lâm học-sĩ, Lê Tuân làm Thượng-thư- lệnh, và sai Sài Thung dẫn 1.000 quân đưa bọn ấy về nước.
Trần di Ái thấy Nguyên-chủ phong cho cũng nhận, đưa về cũng về; chắc trong bụng đồ là chuyến này nhờ sức Mông-cổ, may việc xong, thì được làm vua, nhược bằng không xong, thì đổ cho là Nguyên-chủ bắt-ép; vì thế mới theo Sài Thung về.
Sài Thung đưa bọn Trần di Ái đến gần ải Nam-quan, có tin phi-báo về Kinh-đô. Nhân-tông liền sai tướng dẫn một đội quân lên đón đường đánh lũ nghịch-thần. Sài Thung bị tên bắn mù mất một mắt, trốn chạy về Tàu, còn lũ Trần di Ái bị bắt, phải tội đồ làm lính.
3. Thoát Hoan Sang Đánh Lần Thứ Nhất.
Nguyên-chủ thấy Sài Thung bị thương chạy về tức giận lắm, bèn sai con là Thoát Hoan làm Trấn-nam-vương, cùng với bọn Toa-Đô, Ô mã Nhi dẫn 50 vạn quân, giả tiếng mượn đường đi qua nước Nam sang đánh Chiêm-thành.
Quan trấn-thủ Lạng-sơn do-thám được tin ấy, sai người về Kinh-đô phi báo. Nhân-tông ngự thuyền ra sông Bình-than 1 (chỗ sông Đuống nối với sông Thái-bình), để hội các vương-hầu bách quan lại bàn kế chống giữ.
Các quan, người thì nói nên để cho quân Nguyên mượn đường, người thì bảo nên đưa đồ sang cống để xin hoãn binh. Duy có Trần quốc Tuấn và Trần khánh Dư quyết xin đem quân đi phòng-giữ các nơi hiểm-yếu, không cho quân Mông-cổ sang nước Nam. Nhân-tông ưng nghe lời ấy. Đến tháng mười năm quí-mùi (1283) phong cho Hưng-đạo-vương là Trần-quốc- Tuấn làm Tiết-chế thống-lĩnh mọi quân đi chống giữ với quân nhà Nguyên.
Qua tháng tám năm giáp-thân (1284) ông Trần quốc Tuấn truyền hịch cho các vương-hầu hội hết quân-sĩ tại bến Đông-bộ-đầu để điểm-duyệt. Quân thủy và quân bộ hết cả thảy 20 vạn.
Ông Trần quốc Tuấn truyền cho các tướng-sĩ rằng: "Bản-chức phụng-mệnh thống đốc quân-sĩ ra phá giặc. Các vương-hầu và các tướng-sĩ, ai nấy phải cần giữ phép-tắc, đi đâu không được nhiễu dân và phải đồng lòng hết sức đánh giặc, chớ thấy thua mà ngã lòng, chớ thấy được mà tự kiêu, việc quân có luật, phép nước không thân, các ngươi phải giữ ". Xong rồi sai Trần bình Trọng đem quân đi đóng đồn ở trên sông Bình-than, Trần khánh Dư đem quân ra giữ mặt Vân-đồn (thuộc Vân-hải ở Quảng-yên), còn các tướng thì chia ra đóng các nơi hiểm-yếu. Trần quốc Tuấn tự dẫn đại quân đóng ở Vạn-kiếp (tức là làng Kiếp-bạc thuộc Hải-dương) để tiếp-ứng cho các nơi.
Được ít lâu, Nhân-tông nghe tin về báo rằng nhà Nguyên hội tại Hồ- quảng sắp sửa kéo sang mặt Lạng-sơn. Vua có ý lo quân ta không địch nổi, bèn sai sứ mang đồ lể sang Tàu, xin vua nhà Nguyên hoãn binh, để thương- nghị lại.
Vua nhà Nguyên không nghe, sai Thoát Hoan cứ việc tiến binh sang. Nhân-tông thấy vậy, lập tức cho triệu các bô-lão dân-gian hội tại điện Diên hồng để bàn xem nên hòa hay nên đánh. Các bô-lão đều đồng thanh xin đánh. Vua thấy dân-gian một lòng như vậy, cũng quyết ý kháng cự.
Quân Nguyên chia ra làm hai đạo: một đạo do tướng Mông-cổ là Toa Đô đem 10 vạn quân từ Quảng-châu đi hải-đạo sang đánh Chiêm-thành; còn Thoát Hoan thì kéo đại binh đến ải-quan, sai người đưa thư sang nói cho mượn đường đi đánh Chiêm-thành.
Nhân-tông tiếp được thư của Thoát Hoan, trả lời lại rằng: "Tự bản- quốc sang Chiêm-thành, thủy lục không có đường nào tiện ". Sứ-giã về nói với Thoát Hoan, Thoát Hoan nổi giận, thúc quân kéo sang mạn Lạng-sơn, rồi sang quan Bả-tổng tên là A Lý đến dụ rằng: "Bản-súy chỉ nhờ đường Nam- quốc sang đánh Chiêm-thành, chứ không có bụng gì đâu mà ngại. Nên mở cửa ải cho quân bản-súy đi, và đi dến đâu, nhờ giúp ít nhiều lương-thảo, rồi khi nào phá xong Chiêm-thành thì sẽ có trọng ta về sau. Nhược bằng kháng-cự thiên binh, thì bản-súy sẽ không dong tình, phá tan bờ-cõi, bấy giờ dù hối lại cũng không kịp ".
Hưng-đạo-vương Trần quốc Tuấn nổi giận, đuổi A Lý về, rồi phân binh giữ ải Khả-li và Lộc-châu (thuộc Lạng-sơn) còn mình thì tự dẫn quân đi đóng giữ núi Kì-cấp. Những chiến thuyền thì đóng ở Bái-tân 2 giữ mặt thủy.
4. Trần Hưng Đạo Vương Quân Thua Về Vạn Kiếp.
Thoát Hoan thấy Hưng-đạo-vương giữ cả các nơi, liền tiến binh lên đánh núi Kì-cấp, ải Khả-li và ải Lộc-châu. Quân hai bên đánh nhau ở núi Kì-cấp hai ba trận không phân thắng bại. Nhưng sau vì Khả-li và Lộc-châu thất thủ, quân An-nam phải rút về ải Chi-lăng 3. Thoát Hoan dẫn đại binh đến đánh Chi- lăng, Hưng-đạo-vương kém thế, thua chạy ra bến Bái-tân, xuống thuyền cùng với bọn gia-tướng, là Dã Tượng và Yết Kiêu về Vạn-kiếp. Các tướng thu nhặt tàn quân dần dần cũng kéo về đấy cả.
Nhân-tông nghe Hưng-đạo-vương thua chạy về Vạn-kiếp, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải-đông (tức là Hải-dương) rồi cho vời Hưng- đạo-vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng lo sợ, mới bảo Hưng-đạo-vương rằng: "Thế giặc to như vậy, mà chống với nó thì dân- sự tàn-hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân".
Hưng-đạo-vương tâu rằng: "Bệ-hạ nói câu ấy thì thật là lời nhân- đức, nhưng mà Tôn-miếu Xã-tắc thì sao? Nếu bệ-hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng!". Vua nghe lời nói trung-liệt như vậy, trong bụng mới yên.
Hưng-đạo-vương chiêu-tập quân các đạo, hội tại Vạn-kiếp được hơn 20 vạn quân, thế lại nổi to. Bấy giờ Hưng-đạo-vương có soạn ra một quyển Bình-thư yếu-lược
rồi truyền hịch khuyên-răn các tướng-sĩ. Tờ hịch ấy làm bằng Hán-văn, nay dịch ra quốc âm như sau này:
"Ta thường nghe chuyện: Kỷ Tín liều thân chịu chết thay cho vua Cao-đế; Do Vu lấy mình đỡ ngọn giáo cho vua Chiêu-vương; Dư Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước; Kính Đức là một chức quan còn nhỏ, mà liều thân cứu vua Thái-tông được thoát vòng vây; Kiểu Khanh là một bề tôi ở xa, mà kể tội mắng thằng Lộc Sơn là quân nghịch-tặc. Các bậc trung-thần nghĩa-sĩ ngày xưa, bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả-sử mấy người ấy cũng cứ bo bo theo lối thường tình, chết già ở xo nhà thì sao cho lưu danh sử-sách đến nghìn muôn đời như thế được? Nay các ngươi vốn dòng vũ-tướng, không hiểu văn-nghĩa, nghe những chuyện cổ-tích ấy, nửa tin nửa ngờ, ta không nói làm gì nửa; ta hãy đem chuyện đời Tống, Nguyên mới rồi mà nói: Vương công Kiên là người thế nào? Tỳ-tướng của Vương công Kiên là Nguyễn văn Lập lại là người thế nào, mà giữ một thành Điếu-ngư 4 nhỏ mọn, chống với quân Mông-kha 5 kể hàng trăm vạn, khiến cho dân sự nhà Tống, đến nay còn đội ơn sâu. Đường ngột Ngại là người như thế nào? Tỳ-tướng của Đường ngột Ngại là Xích tu Tư lại là người thế nào, mà xông vào chỗ lam-chướng xa xôi, đánh được quân Nam-chiếu trong vài ba tuần, khiến cho quân-trướng đời Nguyên đến nay còn lưu tiếng tốt. Huống chi ta cùng các ngươi sinh ở đời nhiễu- nhương, gặp phải buổi gian-nan này, trông thấy những ngụy-sứ đi lại rầm- rập ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ-mắng triều-đình, đem thân dê chó mà bắt-nạt tổ-phụ, lại cậy thế Hốt tất Liệt mà đòi ngọc-lụa, ỷ thế Vân-nam- vương 6 để vét bạc vàng; của kho có hạn, lòng tham không cùng, khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, giữ sao cho khỏi tai-vạ về sau! Ta đây, ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm-đìa, chỉ căm-tức rằng chưa được sả thịt lột da của quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa, thì cũng đành lòng. Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh-quyền, cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn, quan còn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương có ít thì ta tăng cấp, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn-nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn-hạ thì cùng nhau vui cười, những cách cư-xử so với Vương công Kiên, Đường ngột Ngại ngày xưa cũng chẳng kém gì. Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc-sĩ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc, mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ, mà không biết căm; hoặc lấy việc chọi gà làm vui- đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu-khiển, hoặc vui thú về vườn ruộng, hoặc quyến-luyến về vợ con, hoặc nghĩ về lợi riêng mà quên việc nước, hoặc ham về săn-bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc đến, thì cựa gà trống sao cho đâm thủng được áo-giáp; mẹo cờ-bạc sao cho dùng nổi được quân mưu; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, thân ấy nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu, nước này trăm sự nghĩ sao; tiền-của đâu mà mua cho được đầu giặc; chó săn ấy thì địch sao nổi quân thù; chén rượu ngon không làm được cho giặc say chết; tiếng hát hay không làm được cho giặc điết tai; khi bấy giờ chẳng những là thái-ấp của ta không còn, mà bổng-lộc của các ngươi cũng hết; chẳng những là gia- quyến ta bị đuổi, mà vợ con của các ngươi cũng nguy; chẳng những là ta chịu nhục bây giờ, mà trăm năm về sau, tiếng xấu hãy còn mãi mãi; mà gia thanh của các ngươi cũng chẵng khỏi mang tiếng nhục, đến lúc bấy giờ các ngươi dẫu muốn vui-vẻ, phỏng có được hay không? Nay ta bảo thật các ngươi: nên cẩn-thận như nơi củi lửa, nên giữ-gìn như kẻ húp canh, dạy-bảo quân-sĩ, luyện-tập cung tên, khiến cho người nào cũng có sức khỏe như Bàng Mông và Hậu Nghệ, thì mới có thể dẹp tan được quân giặc, mà lập nên được công-danh. Chẳng những là thái-ấp ta được vững- bền, mà các ngươi cũng đều được hưởng bổng-lộc; chẳng những là gia- quyến của ta được yên-ổn, mà các ngươi cũng đều được vui với vợ con, chẳng những là tiên-nhân ta được vẻ-vang, mà các ngươi cũng được phụng- thờ tổ-phụ, trăm năm vinh-hiển; chẳng những là một mình ta được sung- sướng, mà các ngươi cũng được lưu-truyền sử-sách, nghìn đời thơm-tho; đến bấy giờ các ngươi dầu không vui-vẻ, cũng tự khắc được vui-vẻ. Nay ta soạn hết các binh pháp của các nhà danh-gia hợp lại làm một quyển gọi là "Binh-thư yếu-lược". Nếu các ngươi biết chuyên-tập sách này, theo lời dạy-bảo, thì mới phải đạo thần-tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy-bảo, thì tức là kẻ nghịch-thù. Bởi cớ saỏ Bởi giặc Nguyên cùng ta, là kẻ thù không đội trời chung, thế mà các ngươi cứ điềm-nhiên không nghĩ đến việc báo thù, lại không biết dạy quân-sĩ, khác nào như quay ngọn giáo mà đi theo kẻ thù, giơ tay không mà chịu thu quân giặc, khiến cho sau trận Bình-lỗ 7 mà ta phải chịu tiếng xấu muôn đời, thì còn mặt-mũi nài đứng trong trời đất nữa. Vậy nên ta phải làm ra bài hịch này để cho các ngươi biết bụng ta".
5. Thành Thăng Long Thất Thủ.
Các tướng-sĩ được lời khuyên- răn ấy, ai nấy hết lòng luyện-tập, quyết chí đánh giặc, cho nên người nào cũng lấy mực thích vào cánh tay hai chữ "Sát Đát " nghĩa là giết quân Mông-cổ. Khi Thoát Hoan lấy xong các ải ở Lạng-sơn rồi, thừa thắng đánh xuống Vạn-kiếp, quân An-nam non thế, địch không nổi thua chạy, bao nhiêu chuyến thuyền mất cả. Quân Mông-cổ bắt được quân An-nam thấy người nào cũng có hai chử "Sát Đát" ở cánh tay, giận lắm, đem giết sạch cả, rồi kéo tràn sang mặt Kinh-bắc. Thoát Hoan thả quân cho cướp phá vùng Võ- ninh, Gia-lâm, Đông-ngạn rồi kéo về đóng tại bến Đông-bộ-đầu, Hưng-đạo- vương lập trại mé ngạn để phòng giữ.
Thoát Hoan thấy phía nam ngạn sông Hồng-hà 8 có trại quân An- nam đóng giữ, mới sai quân lấy súng đại-bác bắn sang, phá tan cả các trại, quân-sĩ khiếp-sợ bỏ chạy hết sạch. Quân Mông-cổ bấy giờ làm cầu phao qua sông, kéo đến tận chân thành Thăng-long hạ trại.
Hưng-đạo-vương rước xa-giá Thượng-hoàng và vua ra ngoài Thăng- long, để các tướng ở lại giữ thành. Đến khi Thoát Hoan vây đánh, hạ được thành, biết rằng Hưng-đạo-vương đã rước xa-giá xuống mặt nam rồi, liền sai tướng dẫn quân đi đuổi đánh.
6. Toa Đô Đánh Nghệ An.
Toa Đô là tướng đạo thứ hai quân Nguyên, đi đường bể sang đánh Chiêm-thành, nhưng mà quân nước Chiêm giữ được các đường hiểm-yếu, đánh mãi không được. Nguyên chúa hạ chiếu sai Toa Đô theo đường bộ kéo ra mặt Nghệ-an, hợp với quân Thoát Hoan để đánh An-nam.
Thoát Hoan được biết tin ấy, liền sai tương Ô mã Nhi dẫn quân đi đường bể vào tiếp-ứng cho Toa Đô để đánh tự mặt trong đánh ra, còn ở mặt ngoài thì chiến thuyền của nhà Nguyên chia ra giữ các bến đóng ở sông Hồng-hà 9 từ Thăng-long xuống đến khúc sông Đại-hoàng (thuộc huyện Nam-xang, Hà-nam).
7. Hưng Đạo Vương Đem Vua Về Thanh Hóa.
Bấy giờ Hưng-đạo-vương dẫn các tương hộ-vệ xa-giá xuống Thiên-trường, nghe Toa Đô từ vùng trong kéo ra, Hưng-đạo-vương tâu vua xin sai Thượng-tướng Trần quang Khải đưa binh vào đóng mặt Nghệ-an, giữ chặn đường hẽm, không cho Toa Đô ra, và sai Trần bình Trọng ở lại giữ Thiên-trường cự nhau với quân Thoát Hoan, rồi rước xa-giá ra Hải-dương.
Trần quang Khải vào đến Nghệ-an, chia quân phòng giữ, nhưng mà quân nhà Nguyên thế mạnh, đi đến đâu đánh tan đến đấy, lại có Ô mã Nhi ở mặt bể đánh vào. Quang Khải đương không nổi, phải lui quân ra mặt ngoài. Còn quan trấn-thủ Nghệ-an là Trần Kiện đem cả nhà ra hàng với Toa Đô. Toa Đô cho đưa bọn Trần Kiện về Yên-kinh.
Hưng-đạo-vương nghe tin, sai tướng đem quân đi lẻn đường tắt đuổi theo. Khi quân Nguyên đưa Trần Kiện đến địa-phận Lạng-sơn, qua trại Ma-lục (?), thì có người thổ-hào ở đấy tên là Nguyễn thế Lộc và Nguyễn Lĩnh ở Thiên-trường, Trần bình Trọng thấy quân nhà Nguyên đã đến bãi Đà-mạc (ở khúc sông Thiên-mạc, huyện Đông-an, Hưng-yên) liền đem binh ra đánh, nhưng chẳng may bi vây, phảI bắt. Quân Nguyên đưa Bình Trọng về nộp cho Thoát Hoan. Thoát Hoan biết Bình Trọng là tướng khỏe-mạnh, muốn khuyên-dỗ về hàng, thết-đãi cho ăn-uống, nhưng Bình Trọng không ăn, dỗ-dành hỏi dò việc nước, Bình Trọng cũng không nói. Sau Thoát Hoan hỏi rằng: "Có muốn là vương đất Bắc không?" Bình Trọng quát lên rằng: "Tà thà làm quỉ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi-thôi!" Thoát Hoan thấy dỗ không được, sai quân đem chém.
Thánh-tông thượng-hoàng cùng Nhân-tông và Hưng-đạo-vương nghe tin Trần bình Trọng tử-tiết, ai nấy động lòng thương-xót.
Hưng-đạo-vương thấy thế nguy-cấp lắm, bèn rước xa-giá ra Quảng- yên. Thuyền đi về đường sông Tam-chỉ (thuộc châu Tiên-yên), sai một tướng dẫn chiếc thuyền rồng ra cửa bể Ngọc-sơn (thuộc châu Vạn-ninh, tỉnh Quảng-yên) làm cho nghi tình quân giặc. Tướng nhà Nguyên là Lý Hằng và Khoan Triệt sai người do-thám biết thuyền ra Ngọc-sơn là giả, mới dẫn quân đuổi theo đến sông Tam-chỉ, Hưng-đạo-vương rước xa-giá lên bộ đi đến làng Thủy-chú rồi lại xuống thuyền ra sông Nam-triều (tức Bạch-đằng-giang, thuộc Hải-dương) rồi vaò tỉnh Thanh-hóa. Bấy giờ quân Nguyên thế lắm, đóng khắp các nơi, từ vùng Bắc-ninh, Thăng-long, Thiên-trường, chỗ nào cũng có quân đóng. Ở vùng Nghệ-an lại có Toa Đô, Đường ngột Ngải, Ô mã Nhi đánh ra. Nhân-tông kinh-hãi, Thượng-hoàng đêm ngày lo sợ. Nhà nước ngất-ngưởng nguy như trứng chồng. Bọn Hoàng-tộc là Trần ích Tắc, Trần tú Viên đều ra hàng Thoát Hoan cả. Chỉ có Hưng-đạo-vương phụng xa- giá đi, trèo non vượt bể, trải gió dầm mưa, thế lực tuy cùng, nhưng vẫn bền vững một lòng, tìm kế đánh giặc, lo liệu việc nước không rối sợ lúc nào. Thật là một người có tài đại-tướng, có thể cứu dân giúp nước, tiếng để muôn đời.
8. Trận Hàm Tử Quan - Trần Nhật Duật phá quân Toa Đô:
Đạo quân của Toa Đô ở Chiêm-thành kéo ra đánh lấy đất Nghệ-an. Trần quang Khải đem quân lùi ra mặt ngoài giữ các đường hiểm-yếu. Toa Đô đánh mãi không được, mà lương-thảo thì một ngày một cạn, bèn cùng với Ô mã Nhi dẫn quân xuống thuyền vượt bể ra ngoài Bắc để hợp binh với Thoát Hoan. Trần quang Khải được tin ấy, cho người về Thanh-hóa phi báo. Nhân-tông hội quân-thần lại hỏi kế, Hưng-đạo-vương tâu rằng: "Toa Đô tự Chiêm- thành trở ra, qua vùng Ô-lý (Thuận-hóa), Hoan (Nghệ-an), Ái (Thanh-hóa), đường sá gập-ghềnh, quân-sĩ vất-vả, nay lại vượt bể ra Bắc, thì sức-lực cũng đã mỏi-mệt. Vậy nay nên sai một tướng nên ra đón đường mà đánh thì chắc phá được".
Nhân-tông nghe lời, sai Chiêu-văn-vương Trần nhật Duật làm tướng và Trần quốc Toản10 làm phó-tướng cùng với tướng-quân là Nguyễn Khoái đem 5 vạn quân ra đón đường đánh Toa Đô ở mặt Hải-dương. Tháng tư năm ất-dậu (1285) Trần nhật Duật ra đến Hàm-tử (thuộc huyện Đông-an, Hưng-yên) thì gặp chiến thuyền của Toa Đô, Nhật Duật liền phân binh ra đánh. Quân Nhật Duật bấy giờ có bọn Triệu Trung là tướng nhà Tống sang xin tùng chinh, mặc áo đeo cung như quân nhà Tống. Đến khi giáp trận, quân Nguyên trông thấy bọn Triệu Trung, tưởng là nhà Tống đã khôi-phục được nước Tàu, rồi cho quân sang cứu An-nam, đứa nào cũng sợ-hãi bỏ chạy. Quân ta đuổi đánh, quân giặc thua to chết hại rất nhiều. Toa Đô phải lùi ra ở bải Thiên-trường.
Trần nhật Duật thắng trận, cho Quốc Toản đưa tin về Thanh-hóa. Hưng-đạo-vương được tin mừng ấy, vào tâu với vua rằng: "Quân ta mới thắng, khí-lực đang hăng, mà quân Nguyên mới thua, tất cũng chột dạ. Vậy nên nhân dịp này mà tiến quân đánh Thoát Hoan để khôi phục Kinh-thành".
Vua nghe lời truyền sắp sửa tiến binh. Sực có Thượng tướng Trần quang Khải ở trong Nghệ-an ra, xin đi đánh Thoát Hoan. Vua liền sai Quang Khải thu-xếp quân-sĩ để ra đánh Thăng-long và truyền hịch sai Trần nhật Duật đóng quân giữ chặn đường không cho bọn Toa Đô kéo lên hợp với Thoát Hoan.
Trần quang Khải với Trần quốc Toản và Phạm ngũ Lảo đem quân từ Thanh-hóa đi thuyền vòng đường bể ra đến bến Chương-dương, sấn vào đánh chiến-thuyền của quân Nguyên. Quan quân đánh hăng quá, quân Nguyên địch không nổi phải bỏ chạy. Quan quân lên bộ đuổi đánh về đến chân thành Thăng-long hạ trại. Thoát Hoan đem đại quân ra cự địch, bị phục binh của Trần quang Khải đánh úp lại, quân Nguyên phải bỏ thành Thăng-long chạy qua sông Hồng-hà 11 sang giữ mặt Kinh-bắc (Bắc-ninh).
Trần quang Khải đem quân vào thành mở tiệc khao quân. Đến khi uống rượu vui-vẻ, Quang Khải ngâm bài thơ rằng:
Đoạt sáo Chương-dương-độ 12
Cầm hồ Hàm-tử quan
Thái-bình nghi nỗ lực
Vạn cổ thủ giang-san
Dịch nôm:
Chương-dương cướp giáo-giặc
Hàm-tử bắt quân thù
Thái-bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu
Trần quang Khải sai người về Thanh-hoá dâng biểu báo tin thắng trận. Vua Nhân-tông thấy quân thế đã mạnh, trong hai tháng đánh được hai trận, quân-sĩ ai nấy đều nức lòng đánh giặc, bèn rước Thượng-hoàng và cất binh-mã ra đóng ở Tràng-an (Ninh-bình).
10. Trận Tây Kết - Tướng Nhà Trần Chém Được Toa Đô:
Toa Đô đóng quân ở Thiên-trường xa cách Thoát Hoan hơn 200 dặm, cho nên chưa biết Thoát Hoan đã thua chạy về Bắc-giang rồi, bèn tiến bình vào đóng ở sông Thiên-mạc 13 định để hợp sức với Thoát Hoan làm thế ỷ- giốc. Được mấy hôm Toa Đô biết đạo tiền quân của mình đã bại trận, mà các bến thì chỗ nào cũng có quân nhà Trần án ngữ, mới lui về đóng ở Tây- kết 14 rồi cho người đi dò xem quân Thoát Hoan đóng ở đâu.
Quân An-nam từ khi đánh được trận Hàm-tử và trận Chương-dương rồi, quân-thế phấn chấn lắm. Hưng-đạo-vương mừng rỡ, vào tâu với Nhân- tông xin một mặt sai Chiêu-văn-vương Trần nhật Duật, hợp với Thượng- tướng Trần quang Khải dẫn quân chặn các đường, không cho Thoát Hoan, Toa Đô đi lại thông tin với nhau, và một mặt xin tự tiến binh ra đánh Toa Đô, rồi đánh Thoát Hoan.
Nhân-tông nghe lời ấy, cho Hưng-đạo-vương tùy ý mà sai khiến. Khi quân ra đến Tây-kết, Hưng-đạo-vương chia quân ra đánh trại quân Nguyên, và đặt phục binh để bắt Toa Đô.
Quân ta đánh hăng quá, quân Nguyên không địch nổi, Toa Đô và Ô mã Nhi đem binh lên bộ chạy ra mặt bể, nhưng khi chạy đến mé sau một dãy núi, thì bị quân An-nam vây đánh, Toa Đô trúng tên chết, còn Ô mã Nhi thì tìm đường chạy vào Thanh-hóa, nhưng bị quân ta đánh đuổi ngặt quá, phải một mình lẻn xuống chiếc thuyền con chạy ra bể, trốn về Tàu được.
Khi các tướng thắng trận, đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân-tông thấy người dũng-kiện mà lại hết lòng với chúa, mới than rằng: "Làm bầy tôi nên như người này!" rồi cởi áo ngự-hào đắp vào đầu Toa Đô, sai quan dùng lễ mai-táng cho tử-tế.
Trận Tây-kết đánh vào tháng năm, năm ất-dậu (1285) quan quân bắt được quân Nguyên hơn 3 vạn người, và chiến-thuyền khí-giới không biết bao nhiêu mà kể. Hưng-đạo-vương được trận toàn thắng, mở tiệc khao thưởng ba quân, rồi lên đánh mặt bắc, để tiểu-trừ Thoát Hoan.
11. Trận Vạn Kiếp - Thoát Hoan Trốn Chạy Về Tàu:
Bấy giờ Thoát Hoan đóng quân ở Bắc-giang, nghe tin đồn Toa Đô tử trận, Ô mã Nhi đã trốn về Tàu, quân-binh tướng-sĩ ai nấy đều ngã lòng cả. Vả lại trời đang mùa hè nóng-nực khó chịu, sơn-lam chướng-khí bốc lên, quân-sĩ bị dịch-tễ chết hại cũng nhiều. Bởi thế có bụng muốn rút quân về Tàu.
Hưng-đạo-vương cũng biết cơ Thoát Hoan tất phải chạy, liền sai Nguyễn Khoái, Phạm ngũ Lão dẫn 3 vạn quân đi lên đường núi, phục sẵn hai bên rừng sậy ở bên sông Vạn-kiếp, để chờ lúc quân Nguyên chạy đến thì đổ ra đánh; sai hai con là Hưng-võ-vương Nghiễn và Hưng-hiếu-vương Úy dẫn 3 vạn quân đi đường Hải-dương ra mặt Quảng-yên, giữ chặn đường về châu Tư-minh; Hưng-đạo-vương tự dẫn đại quân lên Bắc-giang đánh quân Nguyên. Quân Nguyên thua chạy, Thoát Hoan dẫn đại binh chạy đến bến Vạn-kiếp, gặp bọn Nguyễn Khoái ra đánh, quân Nguyên mười phần tổn-hại mất năm. Tướng nhà Nguyên là Lý Hằng bị tên bắn chết. Còn Thoát Hoan, Phàn Tiếp, A bát Xích, Lý Quán cố sức đánh lấy đường mà chạy. Sau thấy quân An-nam đuổi kíp quá, Thoát Hoan phải chui vào cái ống đồng để lên xe bắt quân kéo chạy. Về gần đến châu Tư-ninh lại gặp bọn Hưng-võ-vương Nghiễn và Hưng-hiếu-vương Úy đánh đuổi một trận nửa. Lý Quán trúng tên bắn chết. Thoát Hoan, A bát Xích và Phàn Tiếp chạy thoát về Tàu được.
Thế là Đại-quân của Thoát Hoan lúc đầu mới sang lừng-lẫy bao nhiêu, bây giờ tan nát mất cả. Trong sáu tháng trời, từ tháng chạp năm giáp thân (1284) đến tháng sáu năm ất dậu (1285), quân An-nam đuổi 50 vạn quân Mông-cổ ra ngoài bờ-cỏi, chỉnh-đốn giang-sơn lại như cũ. Ấy cũng nhờ có tay Hưng-đạo-vương có tài đại-tướng, cầm quân vững-chãi, gan bền tựa sắt, và lại khéo dùng lời khuyên-dỗ, khiến cho bụng người cảm-động, sinh lòng trung-nghĩa, cho nên tướng-sĩ ai nấy đều hết lòng giúp nước.
Vả nước An-nam thời bấy giờ vua tôi hòa-hợp, lòng người như một, nhân-tài lũ-lượt kéo ra; mà quân Nguyên sang An-nam thì đường xa muôn dặm, núi sông cách trở, hùng mạnh được lúc đầu mà thôi, sau thành ra bệnh-tật yếu-đau. Như thế mà lại gặp phải tay Hưng-đạo-vương Trần quốc Tuấn dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái, cho nên sự quân nhà Nguyên thua tan-nát là sự tất-nhiên vậy.
--------------------------------
1 Làng Bình Than, tổng Vạn Ti, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
2 Ở Thượng lưu sông Lục Nam, có lẽ là bến Chữ.
3 Cửa Chi Lăng, tục gọi là bầu Chi Lăng ở tổng Chi Lăng, gần ga Tuần Muội, thuộc về địa hạt châu Ôn, tỉnh Lạng Sơn. Chỗ ấy là một nơi hiểm địa nước Nam ta. Trần Hưng Đạo Vương sau lại phá quân Nguyên ở chỗ ấy, và đến đầu đời Lê, vua Thái Tổ giết tướng nhà Minh là Liễu Thăng cũng ở chỗ ấy.
4 Điếu Ngư là tên núi, thuộc phủ Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên.
5 Mông Kha (Mungke) là vua Mông Cổ, anh Hốt Tất Liệt.
6 Khi quân Mông Cổ lấy được đất Vân Nam rồi, Hốt Tất Liệt phong cho con là Hố Kha Kích làm Vân Nam Vương.
7 Bình Lỗ là tên thành, nhưng sử cũ không chép rõ ở đâu và ai xây lên. Sách "Khâm Định Việt Sử" chép rằng theo bộ "Dư Địa Chí" của ông Nguyễn Trãi, thì đời nhà Lý có đào con sông Bình Lỗ để đi lên Thái Nguyên cho tiện. Vậy thành Bình Lỗ có lẽ ở vào hạt Thái Nguyên. Xem lời dặn của Trần Hưng Đạo Vương thì thành Bình Lỗ này xây vào đời Đinh hay đời Tiền Lê, rồi Lý Thường Kiệt đời Lý đã đánh quân Tống ở đó.
8 Sử chép là Phú Lương Giang.
9 Sử chép là Phú Lương Giang. đem dân binh ra đánh. Lại có quan quân đuổi đến nơi, quân Nguyên bỏ chạy. Trần Kiện bị tên bắn chết, nhưng có người nhà là Lê Tắc cướp được thây chạy thoát, đưa đến gò Ôn-khâu (Lạng-sơn) mai-táng xong rồi trốn sang Tàu. Lê Tắc là dòng dõi Nguyễn Phu làm Thứ-sử Giao-châu về đời Đông-Tấn (317-419) ngày trước. Tự lúc trốn sang Tàu rồi, Lê Tắc có làm bộ sử "An-nam chí-lược". Bộ sử ấy hiện bây giờ còn có ở bên Tàu và bên Nhật- bản.
10 Sử chép rằng khi vua Nhân Tông hội các vương thần ở Bình Than đê/ bàn việc chống giặc, Trần Quốc Toản bấy giờ mới có 15, 16 tuổi cũng theo ra hội. Vì còn nhỏ tuổi cho nên không được dự bàn, Quốc Toản căm tức vô cùng, trong tay cầm quả cam bóp vỡ nát ra lúc nào không biết. Khi tan hội, ai nấy về lo sửa soạn binh thuyền. Quốc Toản về nhà cùng tụ họp những người thân thuộc, sắm đồ khí giới, may lá cờ đề sáu chữ: "Phá Cường Địch Báo Hoàng Ân" Rồi đem quân đi đánh giặc. Đánh chỗ nào quân giặc cũng phải lùi. 9. Trận Chương-Dương-Độ - Trần Quang Khải khôi phục Thăng Long: Khi bấy giờ đại binh của Thoát Hoan đóng tại Thăng-long, còn chiến thuyền thì lại đóng ở bến Chương-dương, địa phận huyện Thượng-phúc.
11 Sử chép là Phú Lương.
12 Thiên Mạc là một khúc sông Hồng Hà ở vào địa hạt huyện Đông An, tỉnh Hưng Yên.
13 Hiện nay thuộc phủ Khoái Châu (Hưng Yên) có làng Đông Kết ở vào trong cách xa bờ sông Hồng Hà. Hoặc ở phía tây gần bờ sông, ngày xưa có làng Tây Kết mà nay đã lỡ mất đi chăng?

Monday, February 14, 2022

BA TRIEU AU

 BÀ TRIỆU ẨU : TRIỆU THỊ TRINH

 



Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ta"

Đạp cơn sóng dữ quậy ngông cuồng
Chém cá tràng kình dậy biển Đông
  Giúp nuớc xây nhà xua giặc mạnh
  
Dương cờ khởi nghĩa dựng binh hùng

 Bồ Điền[ 1] giữa trận so đao kiếm
Gái Việt bên trời lập chiến công
Nữ tướng Nhụy Kiều danh nỗi tiếng [2]
Ngàn sau rạng rỡ giống Tiên-Rồng.
 

                                                            voduonghonglam[vophubong]

  ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Chú thích:
[1] Bồ- Điền : căn cứ địa xảy ra những trận chiến quyết liệt
 [Bồ Điền giữa trận so đao kiếm] giữa quân Bà và quân Ngô... 
 
[2]  Nhụy Kiều : Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa.
--------------------------------------------------------------
===================================================================
 
Notes:  Cuộc Khởi Nghĩa Của Triệu Thị Trinh (248)
(Bà Triệu)

Cuộc đời và sự nghiệp

Tượng Bà Triệu tại đền thờ trên núi Nưa thuộc thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa.

Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (8 tháng 11 năm 226)[1] tại miền núi Quan Yên (hay Quân Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người. Khi cha bà hỏi về chí hướng mai sau, tuy còn ít tuổi, bà đã rắn rỏi thưa: “Lớn lên con sẽ đi đánh giặc như bà Trưng TrắcTrưng Nhị”. Cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng[2] ở Quan Yên.

Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Đến năm 19 tuổi gặp phải người chị dâu (vợ ông Đạt) ác nghiệt,[3] bà giết chị dâu rồi vào ở trong núi Nưa (nay thuộc các thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn, xã Mậu Lâm huyện Như Thanh, xã Trung Thành huyện Nông Cống, Thanh Hóa), chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ.

Mùa xuân năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại. Lúc đầu, anh bà không tán thành nhưng sau chịu nghe theo ý kiến của em.

Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm huyện trị Tư Phố[4] nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.

Đang lúc ấy, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời.[5] Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ. Bà đã phối hợp với ba anh em họ Lý ở Bồ Điền đánh chiếm các vùng đất còn lại ở phía Bắc Thanh Hóa ngày nay, đồng thời xây dựng tuyến phòng thủ từ vùng căn cứ Bồ Điền đến cửa biển Thần Phù (Nga SơnThanh Hoá) để ngăn chặn viện binh của giặc Ngô theo đường biển tấn công từ phía Bắc. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi trắng một ngà[6] và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân. Quân Bà đi đến đâu cũng được dân chúng hưởng ứng, khiến quân thù khiếp sợ. Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Triệu đánh giặc. Để chia rẽ nghĩa quân, giặc đã xảo quyệt phong cho Bà Triệu đến chức Lệ Hải Bà Vương (nữ vương xinh đẹp của vùng ven biển), song Bà không một chút xao động. Để mua chuộc Bà Triệu, giặc bí mật sai tay chân thân tín tới gặp và hứa sẽ cung cấp cho Bà thật nhiều tiền bạc, song, Bà cũng chẳng chút tơ hào. Sau nhiều trận trực tiếp đối địch và cũng là hơn nhiều trận liên tiếp chịu nhiều thất bại đau đớn, hễ nghe tới việc phải đi đàn áp Bà Triệu là binh lính giặc lại lo lắng đến kinh hồn bạt vía. Tương truyền, quân Ngô khiếp uy dũng của Bà Triệu nên phải thốt lên rằng:

Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà vương nan.

Dịch:

Múa giáo đánh cọp dễ,
Đối mặt Vua Bà thì thực khó.

Được tin cuộc khởi nghĩa lan nhanh,[7] vua Ngô là Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận (cháu của Lục Tốn), sang làm Thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu úy, đem theo 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đến nơi, tướng Lục Dận liền dùng của cải mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.

Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền.[8] Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.

Đền Bà Triệu tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu LộcThanh Hóa.

Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được năm, sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.[9]

Cách nơi  mất không xa, trên núi Gai ngay sát quốc lộ 1A (đoạn đi qua thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, cách thành phố Thanh Hóa 18 km về phía Bắc) là đền thờ . Hằng năm, vào ngày 21 tháng 2 (âm lịch), người dân trong vùng vẫn tổ chức làm lễ giỗ bà.




Nước Việt lại bị nhà Đông Ngô đô hộ cho đến 263[11], khi Lã Hưng giết thứ sử Tôn Tư và dâng các châu cho Tào Ngụy, sau này là nhà Tấn.

Bà Triệu – Wikipedia tiếng Việt


Friday, February 11, 2022

BÀ TRIỆU ẨU : TRIỆU THỊ TRINH


===========
GƯƠNG DANH NHÂN NƯỚC VIỆT


 
 [nguon:internet:]
 

Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ta"


 
Đạp cơn sóng dữ quậy ngông cuồng
Chém cá tràng kình dậy biển Đông

  Giúp nuớc xây nhà xua giặc mạnh
  
Dương cờ khởi nghĩa dựng binh hùng

 Bồ Điền[ 1] giữa trận so đao kiếm
Gái Việt bên trời lập chiến công
Nữ tướng Nhụy Kiều danh nỗi tiếng [2]
Ngàn sau rạng rỡ giống Tiên-Rồng.
 
                                                            Duong Lam

  --------------------------------
    Chú thích:
[1] Bồ- Điền : căn cứ địa xảy ra những trận chiến quyết liệt [Bồ Điền giữa trận so đao kiếm] giữa quân Bà và quân Ngô... 
 
[2]  Nhụy Kiều : Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa.
--------------------------------------------------------------
===================================================================
 
Notes:  Cuộc Khởi Nghĩa Của Triệu Thị Trinh (248)
(Bà Triệu)

Cuộc đời và sự nghiệp

Tượng Bà Triệu tại đền thờ trên núi Nưa thuộc thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa.

Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (8 tháng 11 năm 226)[1] tại miền núi Quan Yên (hay Quân Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người. Khi cha bà hỏi về chí hướng mai sau, tuy còn ít tuổi, bà đã rắn rỏi thưa: “Lớn lên con sẽ đi đánh giặc như bà Trưng TrắcTrưng Nhị”. Cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng[2] ở Quan Yên.

Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Đến năm 19 tuổi gặp phải người chị dâu (vợ ông Đạt) ác nghiệt,[3] bà giết chị dâu rồi vào ở trong núi Nưa (nay thuộc các thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn, xã Mậu Lâm huyện Như Thanh, xã Trung Thành huyện Nông Cống, Thanh Hóa), chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ.

Mùa xuân năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại. Lúc đầu, anh bà không tán thành nhưng sau chịu nghe theo ý kiến của em.

Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm huyện trị Tư Phố[4] nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.

Đang lúc ấy, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời.[5] Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ. Bà đã phối hợp với ba anh em họ Lý ở Bồ Điền đánh chiếm các vùng đất còn lại ở phía Bắc Thanh Hóa ngày nay, đồng thời xây dựng tuyến phòng thủ từ vùng căn cứ Bồ Điền đến cửa biển Thần Phù (Nga SơnThanh Hoá) để ngăn chặn viện binh của giặc Ngô theo đường biển tấn công từ phía Bắc. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi trắng một ngà[6] và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân. Quân Bà đi đến đâu cũng được dân chúng hưởng ứng, khiến quân thù khiếp sợ. Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Triệu đánh giặc. Để chia rẽ nghĩa quân, giặc đã xảo quyệt phong cho Bà Triệu đến chức Lệ Hải Bà Vương (nữ vương xinh đẹp của vùng ven biển), song Bà không một chút xao động. Để mua chuộc Bà Triệu, giặc bí mật sai tay chân thân tín tới gặp và hứa sẽ cung cấp cho Bà thật nhiều tiền bạc, song, Bà cũng chẳng chút tơ hào. Sau nhiều trận trực tiếp đối địch và cũng là hơn nhiều trận liên tiếp chịu nhiều thất bại đau đớn, hễ nghe tới việc phải đi đàn áp Bà Triệu là binh lính giặc lại lo lắng đến kinh hồn bạt vía. Tương truyền, quân Ngô khiếp uy dũng của Bà Triệu nên phải thốt lên rằng:

Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà vương nan.

Dịch:

Múa giáo đánh cọp dễ,
Đối mặt Vua Bà thì thực khó.

Được tin cuộc khởi nghĩa lan nhanh,[7] vua Ngô là Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận (cháu của Lục Tốn), sang làm Thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu úy, đem theo 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đến nơi, tướng Lục Dận liền dùng của cải mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.

Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền.[8] Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.

Đền Bà Triệu tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu LộcThanh Hóa.

Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được năm, sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.[9]

Cách nơi  mất không xa, trên núi Gai ngay sát quốc lộ 1A (đoạn đi qua thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, cách thành phố Thanh Hóa 18 km về phía Bắc) là đền thờ . Hằng năm, vào ngày 21 tháng 2 (âm lịch), người dân trong vùng vẫn tổ chức làm lễ giỗ bà.




Nước Việt lại bị nhà Đông Ngô đô hộ cho đến 263[11], khi Lã Hưng giết thứ sử Tôn Tư và dâng các châu cho Tào Ngụy, sau này là nhà Tấn.

Bà Triệu – Wikipedia tiếng Việt