THƯƠNG VỀ ĐẤT MẸ
37
NGÀN NĂM KHUÊ CÁC DẬY LẦU THƠ
Muôn câu ý đẹp tình thêm đẹp,
Rượu tiễn chàng đi bước hải hồ.[1]
Vạn dặm kiếm hồng tung vó ngựa,
Ngàn năm khuê các dậy lầu thơ...[2]
38
Ta vây Khương thượng,giặc tan vỡ,
Địch đến Nhị hà, nươc nghẽn bờ.[3]
Thây giặc chất cao thành gò Đống,[4]
Thanh triều nửa tĩnh nửa như mơ...[5]
Chú thích:
[1]
Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long. Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế … , chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - cố thủ chờ lệnh. Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân , Nguyễn Huệ thống lãnh đại quân tiến ra Bắc. Ngọc Hân công chúa tức Hữu cung hoàng hậu tiễn đưa [ …Rượu tiển chàng đi bước hải hồ , Vạn dặm kiếm hồng tung vó ngựa …]
[2].
Ngọc Hân Công chúa là một cô gái thông minh, một nữ sĩ tài hoa ,hương sắc vẹn toàn .Từ nhỏ đă được học thông kinh sử và giỏi thơ văn .Bà đã nỗi tiếng trong làng thơ nôm với bài “Ai tư vãn” gồm 164 câu,theo thể song thất lục bát ca tụng chiến công vua Quang Trung Nguyễ n Huệ [ Ngàn năm khuê cát dậy lầu thơ…]
[3,4]
Đêm 30 tháng Chạp âm lịch Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn quân lính bỏ mạng. [Ta vây Khương Thượng giặc tan vỡ …] Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn,có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa. [Thây giặc chất cao thành Gò Đống…]
Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. [Địch đến Nhị hà nước nghẽn bờ ]…
Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới cho đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Tàu ở biên giới dắt nhau bỏ chạy làm cho suốt năm sáu chục dặm đường không có bóng người và trâu bò súc vật…
Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày với kế hoạch tốc chiến tốc thắng ,với thiên tài mưu lược về quân sự của Nguyễn Hụê , quân Tây Sơn với quân số 10 vạn [phần lớn là dân quân chưa được tập luyện] đã đánh tan 29 vạn quân Thanh , lập nên một kỳ công hiển hách nhất trong lịch sữ nước ta và cả thế giới...
Trưa mồng 5 Tết xuân Kỹ Dậu, Quang Trung với chiến bào đầy khói đen ,trên mình voi nhuộm đầy khói súng tiến vào thành Thăng Long trong sự vui mừng hã hê chào đón của toàn dân. …
[Sau này khi nhớ lại lời hứa hẹn 10 năm sau vua Quang Trung sẽ lấy lại 2 tỉnh Quảng đông và Quảng tây mà Tàu đã chiếm của nước Nam ta trước kia không phải là lời nói quá nếu nhà vua không mất sớm…]!!!
[5
Tin bại trận đưa về, Càn long mắt nhắm mắt mở, nửa tĩnh nửa mê…Thôi rồi giấc mộng đế quốc bành trướng của triều Thanh tan tành thành mây khói…[Thanh triều nửa tĩnh nửa như mơ…]
[ thơ Dương Lam ]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.12.2012 10:32:41 bởi duonglam >
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.03.2013 10:18:12 bởi duonglam >
CHÚC MỪMG GIÁNG SINH 2013
KÍNH CHÚC TOÀN THỂ QUÍ VỊ VN THUQUAN VÀ BẠN ĐỌC MỘT MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH HẠNH PHÚC
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.12.2012 05:06:12 bởi duonglam >
KHI CHÉN RƯỢU KHi CUỘC CỜ
KHI XEM HOA NỞ KHI CHỜ TRĂNG LÊN..
NGUYỄN DU[/color]
Cầm kỳ thi tửu
Đường ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay,
Đàn năm cung réo rắt tính tình dây,
Cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó.
Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ, (1)
Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà. (2)
Nguyễn Công Trứ
ĐỌC THƠ ĐƯỜNG: Bình Luận CỜ THẾ - Bình Luận CỜ TƯỚNG-
MỜI CÁC BẠN THAM GIA
Cờ Tướng ! Cờ Thế ! Bình Luận CỜ THẾ !!! Bình Luận THỜI CUỘC !!!
"...CỜ ĐÔI NƯỚC RẬP RÌNH XE NGỰA ĐÓ.."
--------------------------------------------------------
HÃM XA BẮT TƯỚNG
[Bắt Tướng Trong Cung]
[Đỏ đi tiên : Đỏ thắng]
Hãm Xa Bắt Tướng quá thần sầu !
Ăn Xế quân đen mất nhiệm mầu
Pháo nổ Tượng đen lui cứu bạn
Hậu quân đỏ chiếu Tướng về đâu ?
Một Xe hai Pháo đen thua cuộc !
Đơn Pháo đỏ quân thắng trận đầu
Cuộc thế như quân cờ chuyển vận
Hành quân tướng giỏi bỡi mưu sâu. ..
Dương Lam
...Bình luận thêm : Nếu đen không ăn xe đỏ thí, Tướng đen xuất
[Tg5 bình 4] Xe đỏ sẽ ăn xe đen...[X2 tấn 1] Đỏ hơn quân... đỏ thắng...
Xin bấm vào hàng dưới đây để theo dõi và bình luận bàn cờ "HÃM XA BẮT TƯỚNG"
http://www.youtube.com/watch?feature=endscreen&NR=1&v=vPi-7vYtJ4c
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.12.2012 05:01:46 bởi duonglam >
ĐI CÂU
[ họa thơ Ngọctuyềncp]
Sông bao nhiêu thuớc nước đầy vơi
Sóng biếc trong xanh cá đẩy mồi
Đầm rộng ta quăng ba thước cước
Ao dài bạn sắm một cần chơi
Phao trời lên xuống trêu con nước
Cần trúc chao nghiêng giỡn gió đời
Rượu cúc thơm mùi hương tóc xoã
Mơ màng tưởng tượng dáng em bơi ...
Dương Lam
Đón Xuân nầy,nhớ Xuân xưa....Đọc lịch sử ngày nay,nhớ lịch sử ngày xưa...Chúng ta cùng nhau đọc:
BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN KỶ DẬU [1789 ]
Như mơ ngày Tết xuân năm ấy
Nguyễn Huệ oai hùng giữa núi sông.
Áo trận thơm nồng xuân Kỷ Dậu,
Giáp bào rạng rỡ đất Thăng Long.
Trời Nam Lừng Lẫy Trang Hào Kiệt,
Sử Việt Vang Danh Giống Lạc Hồng.
Thắp nén hương lòng dâng Tổ Quốc,
KHÓI TRẦM LỘNG GIÓ QUYỆN TRỜI ĐÔNG...
Dương Lam
Chiến thắng XUÂN KỶ DẬU (1789)
Bài chi tiết: Trận Ngọc Hồi - Đống Đa, Trận Hà Hồi, Trận Ngọc Hồi, Trận Đống Đa, và Trận Thăng Long
Thần tốc bắc tiến
Trận Ngọc Hồi - Đống Đa
Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, cầu viện hoàng đế nhà Thanh là Càn Long. Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long.
Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn cố thủ chờ lệnh.
Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.
Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên tới 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.
Tôn Sĩ Nghị coi thường quân Tây Sơn, sau nghe lời các tướng của Chiêu Thống thì có lo đôi phần, hẹn mồng 6 Tết ra quân đánh Tây Sơn.
Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long.
Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía Tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía Nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía Nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía Bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.
Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.
Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.[Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về. Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người. Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân.
Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó trong một bài thơ[cần dẫn nguồn]:
“
Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương
Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh
Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"
[nguồn wikipedia]
THƯƠNG VỀ ĐẤT MẸ
Ta trở về thăm quê hương cũ,
Trong giấc mơ nỗi nhớ bềnh bồng.
Bến Điện- bình con đò xưa vắng khách,
Cây đa già soi bóng nước bên sông.
Đây Phú-chiêm mì tôm vàng ,sứa bạc
Mát lòng ta từng trưa nắng đi về
Đây bãi Phương-Trà ngàn dâu xanh ngát
Dấu chân ta từng bước dõi đường quê.
Thương biết mấy con đường ra Đà- nẵng
Đồng Quế-sơn rực rỡ lúa hong vàng.
Con tu hú dục hè về rộn rã
Mui cá chuồng cơm lúa mới thơm hương.
Đình Hà- mật hôm nào vui mở hội
Tiếng trống chầu khuya rung bóng trăng vàng.
Ga Vĩnh- điện mùa tan trường phượng đỏ,
Đã xa rồi những bóng dáng thân thương.
Chợ Phú- bông ngày hai buổi họp
Mẹ oằn vai quang gánh sớm chiều,
Biển Cửa- Đại sóng pha màu lấp lánh,
Mai em về kỷ niệm nhớ mang theo.
Đây Cẩm- lậu thân yêu làng quê ngoại
Đường quanh co nước lũ những đông về.
Xóm Vạn Buồn soi mình bên sông nhỏ
Đời êm đềm như nghĩa mẹ tình quê.
Đại- lộc đó đất lành thơm trái ngọt
Vườn sang xuân hoa bướm hẹn thề.
Nhấp chút ruợu cần môi em thắm đỏ,
Thường- Đức đi về mấy dặm sơn khê.
Qua Bàn- Lãnh cây đa cao chót vót [1]
Tiếng mẹ à ơi ! giấc ngũ chiêm bao.
Đất Xuân- Đài ngàn năm thơm khí tiết,
Hoàng- Diệu xưa rạng rỡ tiếng anh hào.
Cô gái Duy- xuyên trên khung cửi,
Tay đưa thoi em dệt lụa cho đời.
Mấy độ xuân về hoa vàng rực rỡ,
Tấm lụa cho mình em dệt xong chưa ?
Đây Gò-Nổi miền dâu tằm nổi tiếng,
Sao em chưa về nhặt kén ươm tơ ?
Kéo sợi tơ vàng óng ả,
Làm sợi tơ trời, kết mối duyên thơ .
Ai ghé Tam kỳ ? Ai về phố Hội ?
Có nghe trong tim máu chảy dập dồn.
Có nghe cõi lòng rưng rưng thổn thức
Đất mẹ ngàn năm nghĩa nặng săt son.
Quảng- Đà đó với bao nhiêu kỷ niệm
Mai ta về tìm lại dấu ngày xưa
Gọi tên từng niềm thương nỗi nhớ
Viết lên muôn vạn lời thơ.
Dương Lam
[1] Ở Gò-Nổi Điện-bàn có bài hát ru em :Cây đa mô cao cho bằng cây đa Bàn lãnh, đất mô thanh cảnh cho bằng đất Bảo an.Chỗ mô vui cho bằng chỗ Phố chỗ Hàn, dưới sông tàu chạy trên đàng ngựa xe.
R
ĐỒNG CẢM: XUÂN LY HƯƠNG
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
****
Đầu Năm Chúc Bạn Gần Xa
Chung Niên Quí Tỵ,Nhà nhà An Khương.
***
Ngàn lần như ý muốn
Vạn sự thật như mơ
Triệu việc đẹp nên thơ
Tỷ điều vui Hạnh phúc.
--0—
Mùng 1 Tháng Giêng Quí Tỵ
***
Ngọc Ẩn Nhi Huyền
MINH NIÊN KHAI BÚT
MINH NIÊN GIÓ THUẬN MƯA HÒA
Khai xuân gió thuận gặp mưa hòa
Hình dáng Mai vàng đẹp thướt tha
Én lượn vinpearl người nhộn nhịp
Sóng êm Cầu cảng khách vào ra
Hoa đăng Phố Biển vui ca nhạc
Cờ phướng Thành Nha đẹp mọi nhà
Trần Phú “Đường vàng” nơi hội tụ
Rộn ràng tiếp đón –bạn gần xa.
10-2-2013.
(Mùng Một Tết)
Ngọc Ẩn Nhi Huyền
MINH NIÊN KHAI BÚT
TÌNH XUÂN
Nắng Xuân sưởi ấm muôn nhà
Mưa Xuân gió thuận chan hòa nơi nơi
Gió Xuân dìu dịu thanh thơi
Sương Xuân lác đác cho đời nhẹ thêm
Trời Xuân giọt nắng êm đềm
Đất Xuân nẩy lộc trước thềm đơm hoa
Đêm Xuân Thơ nhạc hòa ca
Ngày Xuân sum họp gần xa vui vầy
Nàng Xuân nay đã về đây
Mừng Xuân cạn chén ngất ngây tình người
Nụ Xuân chúm chím môi cười
Vui Xuân hẹn gặp chín mười xuân sau
Hỡi Xuân đừng vội qua mau
Hoa Xuân chưa khép,chia tay nỡ nào
Cành Xuân còn đợi chưa trao
Tình Xuân bất tận dạ nào dám phai
Nàng Xuân hứa hẹn nào sai
Sang Xuân gặp lại, Trúc Mai liền cành.
********
10-2-2013
Ngọc Ẩn Nhi Huyền
KÝ ỨC TÌNH XUÂN
Nhớ xưa bên lũy tre làng
Chiều xuân hai đứa bên hàng cây xanh
Rụt rè em nắm tay anh
Làn môi mềm dịu trao nhanh giọt tình
Dạt dào hương nhụy nguyên trinh
Kìa! Con bướm trắng nhìn minh không bay.
Tim yêu hòa nhịp bên nhau
Tình quê lưu luyến những ngày đầu xuân
Cầm tay em nói ngập ngừng
Ta yêu nhau mãi, xin đừng xa nhau.
Nào ngờ chiến họa đổi thay
Quê mình tan nát ra màu tang thương
Duyên tình mỗi kẻ một phương
Thân trai trôi nổi dặm trường xa quê
Trúc Mai chẳng vẹn câu thề
Mười năm ly loạn nào hề biết tin
Ngậm ngùi ray rứt quê mình
Sau ngày giải phóng nhớ tình cố hương
Não nùng cám cảnh sầu thương
Hay tin em đã chiến trường hy sinh.
Xưa em bám trụ quê mình
Đạn bom dày xéo chiến chinh bạo tàn
Nhớ người xưa lệ ứa tràn
Tuổi xuân duyên phận bẽ bàng hỡi em!
Ngày xuân ký ức nào quên
Tình xưa dang dỡ, lòng thêm ai hoài.
****
Ngọc Ẩn Nhi Huyền
Email:ngocannhihuyen@gmail.com
DÒNG SÔNG QUÊ TÔI.
*
Quê tôi có dòng sông Thu tươi mát
Sông “Thu Bồn” vun đắp đất phù sa
Bao tháng năm chinh chiến chẳng phai nhòa
Vẫn ôm ấp quê tôi vùng Gò-Nổi
Người xa quê, nhưng dòng sông không thay đổi
Vẫn luyến lưu luôn mong nhớ lại về
Vẫn êm đềm, dòng chảy vẫn nên thơ
Vun tưới đất, bốn mùa hoa kết trái
Kỷ niệm trong tim từ thời thơ dại
Nhiều đổi thay ký ức của dòng đời
Dẫu ra đi lưu cuộc sống nhiều nơi
Nhưng hình ảnh sông quê còn nhớ mãi
Ngày trở về thấy đơm hoa kết trái
Đất đổi màu xóa sạch vết chiến tranh
Dòng sông Thu mang sâu nặng nghĩa tình
Đất Gò Nổi quê mình nay xinh quá
Điện sáng, nhà từng cao, bé tông đường sá
Nhờ sông thu tưới mát cảnh hồi sinh
Dù thời gian, bồi, lở vẫn nguyên hình
Từ thượng nguồn luôn xuôi về Cửa Đại
Tiếng Hò Khoan, ngược xuôi dòng mát mái
Nay về thăm, vẫn đẹp dòng “Sông Thu”.
----------------
Gò-Nổi 28-3-2010
Ngọc Ẩn Nhi Huyền
NHỚ XUÂN QUÊ
Mỗi năm Tết đến Xuân về
Lòng càng thổn thức nhớ quê lạ thường
Xuân xưa cất bước ly hương
Ngày đi mỗi một bước đường thêm đau
Cũng vì chiến hoa đổi thay
Tha phương lánh nạn đắng cay nhiều bề
Nỗi niềm cách trở sơn khê
Hết xuân sang hạ, đường về càng xa
Thu về rồi lại đông qua
Sài gòn bất ổn, chạy ra Nha thành
Thời gian rồi cũng qua nhanh
Đất lành chim đậu,đơm cành trổ hoa
Đến ngày Thống nhất sơn hà
Từ trong tay trắng, cửa nhà làm nên
May nhờ Phúc ấm ơn trên
Lai quê Nội, ngoại, Báo đền thâm ân.
Tuổi đời bảy bảy mùa xuân
Qua cơn lận đận, có phần thanh thơi
Phu thê trọn nghĩa vẹn đời
Bảy trai ba gái, chốn nơi đàng hoàng
Xuân về sum họp gia trang
Ngày xuân lão thọ lại càng nhớ quê.
--------------
Đón Xuân Quý Tỵ(2013)< Sửa đổi bởi: Viet duong nhan -- 13.11.2010 6:35:48 >
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.02.2013 19:08:16 bởi ngocannhihuyen >
Trích đoạn: duonglam
Tết đến rồi! Tết đến rồi!!!
Xuân đã về! Xuân đã về!!!
XUÂN MÃI LÀ XUÂN...
Xuân mãi còn xuân mãi hát ca,
Xuân đâu đây ở khắp muôn nhà…
Xuân bên chén rượu nồng say đắm,
Xuân cạnh nụ hồng thắm trổ hoa.
Xuân đến sáng nay bên nắng sớm,
Xuân về đêm ấy giữa trăng tà...
Xuân em ,xuân bác ,xuân anh chị,
Xuân mãi là xuân của chúng ta.
Xuân mãi là xuân của chúng ta.
Xuân mang tươi khỏe đến muôn nhà.
Xuân em lữa bén ngàn duyên thắm,
Xuân chị hương nồng vạn sắc hoa.
Xuân của đất trời luôn bất tuyệt,
Xuân trong tâm thức lẽ đâu già?
Xuân qua xuân lại rồi xuân đến,
Xuân mãi còn xuân giữa chúng ta…
Dương Lam
Cám ơn Dương Lam với bài thơ Xuân nha, đọc vào cảm thấy hồng Xuân phơi phới chi lạ. SA xin hoạ cùng DL nha, vì hỏng có thời gian nên bài hoạ Đường thi này chưa hoàn chỉnh lắm, để từ từ rảnh SA sẽ coi lại sau ha. Chúc DL một năm mới tràn đầy niềm vui, sức khoẻ và may mắn nha.
XUÂN TỰ LÒNG TA
Xuân mới rộn ràng những tiếng ca
Xuân đem hạnh phúc đến nhà nhà
Xuân vui hát khúc tình ươm nhánh
Xuân đến vui câu nghiã nở hoa
Xuân có anh tràn đầy sức sống
Xuân không người héo hắt chiều tà
Xuân mơ, xuân mộng, xuân như ý
Xuân hạnh phúc thời tự chính ta
Xuân hạnh phúc thời tự chính ta
Xuân về hoa nở ngát sân nhà
Xuân nhìn cảnh vật đều bừng sáng
Xuân thấy lòng mình như trổ hoa
Xuân đến muôn người đều tươi trẻ
Xuân đi vạn kẻ giống như già
Xuân thì có lưá đời có lúc
Xuân hãy cứ vui chính tự ta
Sương Anh
m
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.03.2013 10:21:32 bởi duonglam >
TRANG THƠ ĐƯỜNG : GƯƠNG DANH NHÂN
Nhân ngày lễ 8-3 xin mời cùng nhau đọc : GƯƠNG HAI VỊ NỮ ANH HÙNG DÂN TỘC :
Nhân ngày lễ 8-3 xin mời cùng nhau đọc : GƯƠNG HAI VỊ NỮ ANH HÙNG DÂN TỘC :
HAI BÀ TRƯNG
Giáp bạc yên vàng giục giã cương,
Cờ bay kiếm bạt dậy sa trường.
Long thành [1] gót ngọc an bờ cõi,
Nam quốc má hồng định nghiệp vương.
Nợ nước duyên chồng thề một dạ,
Tình em nghĩa chị nguyện chung đường.
Ngàn thu gái Việt còn kiêu hãnh,
Má phấn muôn đời tõa sắc hương
Dương Lam
[1] Long thành [thành Long biên địa danh Hà nội thời bấy giờ]
-------------------------------------
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên [3]
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Chị em thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn...
[Việt nam Quốc sữ diễn ca]
Cờ bay kiếm bạt dậy sa trường.
Long thành [1] gót ngọc an bờ cõi,
Nam quốc má hồng định nghiệp vương.
Nợ nước duyên chồng thề một dạ,
Tình em nghĩa chị nguyện chung đường.
Ngàn thu gái Việt còn kiêu hãnh,
Má phấn muôn đời tõa sắc hương
Dương Lam
[1] Long thành [thành Long biên địa danh Hà nội thời bấy giờ]
-------------------------------------
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên [3]
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Chị em thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn...
[Việt nam Quốc sữ diễn ca]
BÀ TRIỆU ẨU : TRIỆU THỊ TRINH Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ta"
BÀ TRIỆU ẨU : TRIỆU THỊ TRINH
Đạp cơn sóng dữ quậy ngông cuồng
Chém cá tràng kình dậy biển Đông Giúp nuớc xây nhà xua giặc mạnh
Dương cờ khởi nghĩa dựng binh hùng
Bồ Điền[ 1] giữa trận so đao kiếm
Ngô Việt [2] bên trời lập chiến công
Nữ tướng Nhụy Kiều danh nỗi tiếng [3]
Ngàn sau rạng rỡ núi non Tùng [ 4]
Duong Lam [Tú lang thang] [1] Bồ- Điền : căn cứ địa xảy ra những trận quyết liệt giữa quân Bà và quân Ngô...
[2]Ngô-Việt : Đông Ngô và Việt Nam
[2] Nhụy Kiều : Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa.
[3] non Tùng : Nơi Bà tuẫn tiết...sau có đền thờ Bà...
--------------------------------------------------------------
Cuộc Khởi Nghĩa Của Triệu Thị Trinh (248)
(Bà Triệu)
"Muốn coi lên núi mà coi
Có Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng"
Khi nói đến gương anh hùng liệt nữ, đến truyền thống đấu tranh xâm lược của ngoại bang, người Việt Nam qua nhiều thời đại thường không quên nhắc đến cái tên Bà Triệu bên cạnh các gương liệt nữ khác như Hai Bà Trưng...
Triệu thị Trinh sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình hào trưởng. Triệu thị Trinh là một phụ nữ có tướng mạo kỳ là, người cao lớn vú dài nǎm thước. Bà là người tính tình vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trí lực hơn người. Truyền thuyết kể rằng, có lần xuất hiện một coi voi trắng một ngà phá phách ruộng nương, làng xóm, lầm chết người. Triệu Thị Trinh dũng cảm cầm búa nhảy lên đầu giáng xuống huyệt làm con voi lạ gục đầu xin qui thuận.
Khi nhà Ngô xâm lược đất nước gây nên cảnh đau thương cho dân chúng, khoảng 19 tuổi Triệu thị Trinh bỏ nhà vào núi xây dựng cǎn cứ, chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Khi anh trai nhắn về nhà chồng, bà đã trả lời tỏ rõ khí phách của mình mà đến nay không mấy người Việt Nam là không biết: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng là tì thiếp người ta". Truyền thuyết kể rằng, nǎm 248 khi Triệu Thị Trinh khởi nghĩa trời đã sai đá núi loan tin tập hợp binh sĩ trong vùng. Đêm khuya từ lòng núi đá phát ra rằng: "Có Bà nữ tướng. Vâng lệnh trời ra. Trị voi một ngà. Dựng cờ mở nước. Lệnh truyền sau trước. Theo gót Bà Vương". Theo đó dân chúng trong vùng hưởng ứng nhiệt liệt, có người mang theo cả bộ giáp vàng, khǎn vàng.... dâng cho bà. Anh trai bà là Triệu Quốc Đạt được tôn làm Chủ tướng. Bà Triệu là Nhuỵ Kiều tướng quân (Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa). Khi ra trận Bà mặc áo giáp vàng, chít khǎn vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi một ngà. Quân Bà đi đến đâu dân chúng hưởng ứng, quân thù khiếp sợ. Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Vương đánh giặc. Cho đến nay nhân dân vùng Thanh Hoá và lân cận còn nhiều câu ca, lời ru con nói về sự kiện này.
Sau hàng chục trận giao tranh với giặc, trận thứ 39 anh trai bà là Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu lên làm chủ tướng và lập nên một cõi giang sơn riêng vùng Bồ Điền khiến quân giặc khó lòng đánh chiếm. Biết bà có tính yêu sự trong sạch , ghét quân dơ bẩn, quân giặc bố trí một trận đánh từ tướng đến quân đều loã thể. Bà không chịu được chiến thuật đê hèn đó phải lui voi giao cho quân sĩ chiến đấu rồi rút về núi Tùng. Bà quì xuống vái trời đất: "Sinh vi tướng, tử vi thần" (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tự vẫn.
Đến nay chuyện Bà Triệu từ thế kỷ thứ II vẫn còn hằn đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Lǎng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của Dân tộc Việt Nam.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.03.2013 10:26:29 bởi duonglam >
HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA VU QUI....
Quê huơng nghìn dặm bước ra đi ,
Đâu thẹn hồng nhan kiếp nữ nhi…
Nước Việt ngàn trùng mây tím thẳm ,
Non Chiêm muôn dặm nước xanh rì.
Hai châu Ô, Rí sông liền núi, [1] Một đấng Huyền Trân sử khắc ghi….[2]
Bên nước bên tình đều nghĩa trọng,
Lên thuyền công chúa bước vu quy…
Duong Lam
Chú thích:
[1] Năm 1306, thể theo lời ước gả Công Chúa Huyền Trân của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông ( năm 1301 ) trong dịp viếng thăm thân hữu Việt Nam - Chiêm Thành, vua Chiêm Thành, Chế Mân dâng đất hai Châu Ô, Châu Rí làm sính lễ để xin cưới Công Chúa Huyền Trân.
Năm 1307, sau nghi lễ tiễn Công Chúa Huyền Trân về Chiêm quốc, vua Trần Anh Tông tiết thu 2 Châu Ô và Châu Rí, di dân khẩn hoang, lập ấp và đổi tên là Thuận Châu (Bắc Hải Vân Quan) và Hóa Châu (Nam Hải Vân Quan). Dân Chiêm Thành bỏ đất lui về phía Nam.
[2]
Huyền Trân công chúa
Ngày xưa, vào đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông sau khi đã truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên tu ở núi Yên Tử, mến cảnh núi sông thường hay đi du ngoạn các nơi, vào đến đất Chiêm. Trong khi ở Chiêm Thành, vua Chế Mân biết du khách khoác áo cà sa là Thượng Hoàng nước Việt, nên lấy tình bang giao mà tiếp đãi nồng hậu. Không rõ Thượng Hoàng vân du có ý định mở mang bờ cõi cho đất nước về phía nam không, hay vì cảm tình đối với ông vua trẻ tuổi Chiêm Thành mà hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân.
Vua Chiêm cử sứ giả Chế Bố Đài cùng đoàn tùy tùng hơn trăm người mang vàng bạc, châu báu, trầm hương, quý vậy sang Đại Việt dâng lễ cầu hôn. Triều thần nhà Trần không tán thành, chỉ có Văn Túc Đạo Tái chủ trương việc gả.
Vua Chế Mân tiến lễ luôn trong năm năm để xin làm rể nước Nam, rồi dân hai châu Ô, châu Ri (từ đèo Hải Vân Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay) làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân về nước.
Huyền Trân làm hoàng hậu nước Chiêm Thành được một năm thì vua Chế Mân mất. Thế tử Chiêm phái sứ giả sang Đại Việt dâng voi trắng và cáo về việc tang. Theo tục lệ nước Chiêm, vua mất thì cung phi phải lên hỏa đàn để tuẫn táng. Vua Trần Anh Tông hay tin vua Chiêm mất, sợ em gái là công chúa Huyền Trân bị hại, bèn sai võ tướng Trần Khắc Chung hướng dẫn phái đoàn sang Chiêm Thành nói thác là điếu tang, và dặn bày mưu kế để đưa công chúa về. Trần Khắc Chung trước kia đã có tình ý với Huyền Trân, song rồi vì việc lớn, cả hai cùng dẹp bỏ tình riêng, ngày nay lại được vua giao phó nhiệm vụ đi cứu công chúa.
Sang đến nơi, Trần Khắc Chung nói với thế tử Chiêm Thành rằng: "Bản triều sở dĩ kết hiếu với Vương quốc vì vua trước là Hoàn Vương, người ở Tượng Lâm, thành Điển Xung, là đất Việt thường: hai bên cõi đất liền nhau thì nên yên phận, để cùng hưởng hạnh phúc thái bình cho nên gả công chúa cho Quốc vương. Gả như thế vì thương dân, chứ không phải mượn danh má phấn để giữ trường thành đâu! Nay hai nước đã kết hiếu thì nên tập lấy phong tục tốt. Quốc vương đây mất, nếu đem công chúa tuẫn táng thì việc tu trai không người chủ trương. Chi bằng theo lệ tục bản quốc, trước hãy ra bãi bể để chiêu hồn ở trên trời, đón linh hồn cùng về rồi mới hỏa đàn sau".
Lúc bấy giờ các cung nữ của Huyền Trân biết rằng công chúa sẽ bị hỏa táng, nhưng không biết làm thế nào, thấy sứ Trần Khắc Chung tới mới hát lên một câu ngụ ý cho sứ Nam biết mà lo liệu cứu công chúa khỏi bị lên thang hỏa đàn:
Đàn kêu tích tịch tình tang,
Ai đem công chúa lên thang mà ngồi.
Người Chiêm Thành nghe theo lời giải bày của Trần Khắc Chung, để công chúa Huyền Trân xuống thuyền ra giữa bể làm lễ Chiêu Hồn cho Chế Mân. Trần Khắc Chung đã bố trí sẵn sàng, cỡi một chiếc thuyền nhẹ chực sẵn trên bể, đợi thuyền chở công chúa ra xa, lập tức xông tới cướp công chúa qua thuyền mình, dong buồm ra khơi nhắm thẳng về phương bắc. Huyền Trân công chúa gặp lại người tình cũ đến cứu mạng nhưng hơn một năm mới về đến kinh.
Về sau, các văn nhân thi sĩ cảm hứng về quãng đời lịch sử của công chúa Huyền Trân, đã mượn điệu hát, lời thơ mà làm nên nhiều bài còn truyền tụng đến ngày nay.
Như khúc "Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam Bình, mà có kẻ cho rằng chính công chúa đã soạn ra trong lúc đi đường sang Chiêm quốc...
Nước Việt ngàn trùng mây tím thẳm ,
Non Chiêm muôn dặm nước xanh rì.
Hai châu Ô, Rí sông liền núi, [1] Một đấng Huyền Trân sử khắc ghi….[2]
Bên nước bên tình đều nghĩa trọng,
Lên thuyền công chúa bước vu quy…
Duong Lam
Chú thích:
[1] Năm 1306, thể theo lời ước gả Công Chúa Huyền Trân của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông ( năm 1301 ) trong dịp viếng thăm thân hữu Việt Nam - Chiêm Thành, vua Chiêm Thành, Chế Mân dâng đất hai Châu Ô, Châu Rí làm sính lễ để xin cưới Công Chúa Huyền Trân.
Năm 1307, sau nghi lễ tiễn Công Chúa Huyền Trân về Chiêm quốc, vua Trần Anh Tông tiết thu 2 Châu Ô và Châu Rí, di dân khẩn hoang, lập ấp và đổi tên là Thuận Châu (Bắc Hải Vân Quan) và Hóa Châu (Nam Hải Vân Quan). Dân Chiêm Thành bỏ đất lui về phía Nam.
[2]
Huyền Trân công chúa
Ngày xưa, vào đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông sau khi đã truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên tu ở núi Yên Tử, mến cảnh núi sông thường hay đi du ngoạn các nơi, vào đến đất Chiêm. Trong khi ở Chiêm Thành, vua Chế Mân biết du khách khoác áo cà sa là Thượng Hoàng nước Việt, nên lấy tình bang giao mà tiếp đãi nồng hậu. Không rõ Thượng Hoàng vân du có ý định mở mang bờ cõi cho đất nước về phía nam không, hay vì cảm tình đối với ông vua trẻ tuổi Chiêm Thành mà hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân.
Vua Chiêm cử sứ giả Chế Bố Đài cùng đoàn tùy tùng hơn trăm người mang vàng bạc, châu báu, trầm hương, quý vậy sang Đại Việt dâng lễ cầu hôn. Triều thần nhà Trần không tán thành, chỉ có Văn Túc Đạo Tái chủ trương việc gả.
Vua Chế Mân tiến lễ luôn trong năm năm để xin làm rể nước Nam, rồi dân hai châu Ô, châu Ri (từ đèo Hải Vân Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay) làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân về nước.
Huyền Trân làm hoàng hậu nước Chiêm Thành được một năm thì vua Chế Mân mất. Thế tử Chiêm phái sứ giả sang Đại Việt dâng voi trắng và cáo về việc tang. Theo tục lệ nước Chiêm, vua mất thì cung phi phải lên hỏa đàn để tuẫn táng. Vua Trần Anh Tông hay tin vua Chiêm mất, sợ em gái là công chúa Huyền Trân bị hại, bèn sai võ tướng Trần Khắc Chung hướng dẫn phái đoàn sang Chiêm Thành nói thác là điếu tang, và dặn bày mưu kế để đưa công chúa về. Trần Khắc Chung trước kia đã có tình ý với Huyền Trân, song rồi vì việc lớn, cả hai cùng dẹp bỏ tình riêng, ngày nay lại được vua giao phó nhiệm vụ đi cứu công chúa.
Sang đến nơi, Trần Khắc Chung nói với thế tử Chiêm Thành rằng: "Bản triều sở dĩ kết hiếu với Vương quốc vì vua trước là Hoàn Vương, người ở Tượng Lâm, thành Điển Xung, là đất Việt thường: hai bên cõi đất liền nhau thì nên yên phận, để cùng hưởng hạnh phúc thái bình cho nên gả công chúa cho Quốc vương. Gả như thế vì thương dân, chứ không phải mượn danh má phấn để giữ trường thành đâu! Nay hai nước đã kết hiếu thì nên tập lấy phong tục tốt. Quốc vương đây mất, nếu đem công chúa tuẫn táng thì việc tu trai không người chủ trương. Chi bằng theo lệ tục bản quốc, trước hãy ra bãi bể để chiêu hồn ở trên trời, đón linh hồn cùng về rồi mới hỏa đàn sau".
Lúc bấy giờ các cung nữ của Huyền Trân biết rằng công chúa sẽ bị hỏa táng, nhưng không biết làm thế nào, thấy sứ Trần Khắc Chung tới mới hát lên một câu ngụ ý cho sứ Nam biết mà lo liệu cứu công chúa khỏi bị lên thang hỏa đàn:
Đàn kêu tích tịch tình tang,
Ai đem công chúa lên thang mà ngồi.
Người Chiêm Thành nghe theo lời giải bày của Trần Khắc Chung, để công chúa Huyền Trân xuống thuyền ra giữa bể làm lễ Chiêu Hồn cho Chế Mân. Trần Khắc Chung đã bố trí sẵn sàng, cỡi một chiếc thuyền nhẹ chực sẵn trên bể, đợi thuyền chở công chúa ra xa, lập tức xông tới cướp công chúa qua thuyền mình, dong buồm ra khơi nhắm thẳng về phương bắc. Huyền Trân công chúa gặp lại người tình cũ đến cứu mạng nhưng hơn một năm mới về đến kinh.
Về sau, các văn nhân thi sĩ cảm hứng về quãng đời lịch sử của công chúa Huyền Trân, đã mượn điệu hát, lời thơ mà làm nên nhiều bài còn truyền tụng đến ngày nay.
Như khúc "Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam Bình, mà có kẻ cho rằng chính công chúa đã soạn ra trong lúc đi đường sang Chiêm quốc...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.04.2018 05:29:38 bởi duonglam >
Thơ Cờ Tướng
----------------
ĐẮC THẮNG
Ngất trời khí thế trước ba quân.
Chiến thắng kinh thiên cả vạn lần.
Rừng nuí đông tây tràn vó ngựa.
Sông hồ nam bắc lập danh thân.
Gươm thiêng khiếp đảm quân sơn giặc.
Mưu chuớc chiêu an đám quỷ thần.
Đứng dưới mặt trời cười đắc thắng.
Hỏi trong thiên hạ dám tranh phân.
TMTrần Mạnh Hùng
BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ
Anh hùng cái thế giữa muôn quân
Hào kiệt uy nghi gấp vạn lần
Ngang dọc sông hồ như dũng sĩ
Tung hoành cung kiếm tựa chinh nhân
Mưu thần một chước tan đồn giặc [1]
Kiếm thế đôi chiêu khiếp quỉ thần
Uy vũ Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ
Sơn hà ai kẻ dám tranh phân...
Tú lang thang
[1] Mưu thần một chuớc tan đồn giặc...
Ngày 29 tháng 1, Quang Trung dùng các toán quân nhỏ đánh khiêu khích ngoại vi Ngọc Hồi tạo sự căng thẳng cho quân Thanh và gây bất ngờ cho cánh quân đô đốc Long đánh đồn Đống Đa. Mờ sáng 30 tháng 1 (mùng 5 Tết), quân Tây Sơn bắt đầu tấn công từ hướng nam: mở đầu, đội tượng binh (trên 100 voi chiến) đánh tan phản kích của kị binh Hứa Thế Hanh; tiếp sau, bộ binh (gồm 600 quân cảm tử chia làm 20 toán), trang bị đoản đao, ván chắn bằng gỗ quấn rơm ướt che mình, tiến thành hàng ngang áp sát chiến luỹ, tạo điều kiện cho đại quân Quang Trung tiến lên giáp chiến. Quân Thanh chống không nổi, chết và bị thương quá nửa. Đề đốc Hứa Thế Hanh và tả dực Thượng Duy Thăng bị giết.Số tàn quân do tiên phong Trương Triều Long chỉ huy bỏ chạy về Thăng Long, nhưng bị chặn trên đường rút (gần Văn Điển ngày nay) buộc phải chạy theo hướng Đầm Mực. Tại đây, quân của đô đốc Bảo đã phục kích sẵn, tiêu diệt toàn bộ. Ngọc Hồi thất thủ, quân Tây Sơn thừa thắng đánh chiếm đồn Văn Điển và tiến thằng vào Thăng Long .Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tư.
-----------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------
Xin mời các bạn thưởng thức: Ván cờ Kinh động trời đất
hay trận đánh " Tốc chiến tốc thắng của
BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ"
CHÀNG TRAI DƯỚI BẾN ĐỢI ĐÒ SANG
Hò lơ!!!
Xanh tươi dòng nước Cửu long giang,
Vựa thóc miền nam ngập nắng vàng.
Vựa thóc miền nam ngập nắng vàng.
Cô gái bên sông hò ới lã !!!
Chàng trai dưới bến đợi đò sang .
Lòng em như chiếc thuyền nan nhỏ,
Tình anh tựa ánh sáng trăng ngàn
[Hò lơ !!!Thuyền nhỏ nhưng tình em không nhỏ,
Anh về mau kịp chuyến đò ngang.
Chàng trai dưới bến đợi đò sang .
Lòng em như chiếc thuyền nan nhỏ,
Tình anh tựa ánh sáng trăng ngàn
[Hò lơ !!!Thuyền nhỏ nhưng tình em không nhỏ,
Anh về mau kịp chuyến đò ngang.
Duong Lam
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.05.2013 09:35:38 bởi duonglam >
[This post was marked as helpful]
BÊN DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG [ tiếp theo]
Trời đông một sáng tưng bừng dậy ,
Dân Việt hò reo giữa biển khơi.
Hải đảo đất liền hoa thắm nở,
Rừng xanh núi thẳm lá xinh tươi.
Cha xây đất Việt nghìn hoa gấm,
Mẹ dựng trời Nam vạn tuyệt vời.
Em hẹn anh về cùng hội ngộ,
Bên dòng sông Cửu nước xanh tươi.
Xanh tươi dòng nước Cửu long giang,
Tưới cánh đồng xanh ngát nắng vàng,
Cô gái bên sông hò ới lã !!!
Anh mau về kịp chuyến đò sang .
Lòng em như chiếc thuyền nan nhỏ,
Lèo lái đưa anh suốt dặm ngàn!
Thuyền nhỏ nhưng tình em không nhỏ,
Anh về mau kịp chuyến đò ngang.
Đò ngang đò dọc người chen chúc ,
Tình Bắc Trung Nam- nghĩa đá vàng.
Sương sớm nắng che hồ Ba Bể,
Mưa chiều gió thổi Ngũ hành san.
Ai qua Bản Giốc lòng thương nhớ,
Người đến Nam quan hận bẽ bàng.[1]
Kiếp Bạc [2] trăng soi hồn vạn cổ,
Hồ Tây mây phủ mấy lần sương...
Duong Lam
Chú thích:
[1] Nhà thơ Hoàng Cầm có vở kịch "Hận Nam Quan" mô tả cảnh chia tay giữa Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi tại Ải Nam Quan, có đoạn :
"...Nghe cha nói tương lai đầy ánh sáng / Khiến lòng con bừng tỉnh một cơn mê. / Quỳ lạy cha, cha lên đường ảm đạm, / Rời Nam Quan, theo gió con bay về. / Ôi! Sung sướng, trời cao chưa nỡ tắt, / Về ngay đi, ghi nhớ hận Nam Quan. / Bến Kim Lăng cho đến ngày nhắm mắt, / Cha nguyện cầu con lấy lại giang san..." [2] [Đền thờ Đức Trần Hưng Đạo]
Dân Việt hò reo giữa biển khơi.
Hải đảo đất liền hoa thắm nở,
Rừng xanh núi thẳm lá xinh tươi.
Cha xây đất Việt nghìn hoa gấm,
Mẹ dựng trời Nam vạn tuyệt vời.
Em hẹn anh về cùng hội ngộ,
Bên dòng sông Cửu nước xanh tươi.
Xanh tươi dòng nước Cửu long giang,
Tưới cánh đồng xanh ngát nắng vàng,
Cô gái bên sông hò ới lã !!!
Anh mau về kịp chuyến đò sang .
Lòng em như chiếc thuyền nan nhỏ,
Lèo lái đưa anh suốt dặm ngàn!
Thuyền nhỏ nhưng tình em không nhỏ,
Anh về mau kịp chuyến đò ngang.
Đò ngang đò dọc người chen chúc ,
Tình Bắc Trung Nam- nghĩa đá vàng.
Sương sớm nắng che hồ Ba Bể,
Mưa chiều gió thổi Ngũ hành san.
Ai qua Bản Giốc lòng thương nhớ,
Người đến Nam quan hận bẽ bàng.[1]
Kiếp Bạc [2] trăng soi hồn vạn cổ,
Hồ Tây mây phủ mấy lần sương...
Duong Lam
Chú thích:
[1] Nhà thơ Hoàng Cầm có vở kịch "Hận Nam Quan" mô tả cảnh chia tay giữa Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi tại Ải Nam Quan, có đoạn :
"...Nghe cha nói tương lai đầy ánh sáng / Khiến lòng con bừng tỉnh một cơn mê. / Quỳ lạy cha, cha lên đường ảm đạm, / Rời Nam Quan, theo gió con bay về. / Ôi! Sung sướng, trời cao chưa nỡ tắt, / Về ngay đi, ghi nhớ hận Nam Quan. / Bến Kim Lăng cho đến ngày nhắm mắt, / Cha nguyện cầu con lấy lại giang san..." [2] [Đền thờ Đức Trần Hưng Đạo]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.05.2013 09:54:16 bởi duonglam >
No comments:
Post a Comment