THƯƠNG VỀ ĐẤT MẸ
ĐẦU NĂM RỒNG KÍNH CHÚC TẤT CẢ MẠNH KHOẺ NHƯ RỒNG
KHỎE NHƯ RỒNG
Đầu năm chúc bạn khỏe như Rồng, Phước Lộc trọn đời thỏa ước mong. Lội bộ chiều chiều năm bảy lốc, [block]
Chạy xe sáng sángmấy trăm vòng. Đêm nằm gối mộng bên chăn ấm, Ngày hái hoa rừng giữa nắng trong. Trồng được cây lành ra quả tốt, Nhâm thìn khí vận quả hanh thông…
Dương Lam
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.02.2012 09:07:01 bởi duonglam >
QUÊ HƯƠNG...
Cha ông yêu quí từng cây cỏ,
Từng cánh cò bay giữa nắng ngàn.
Tiếng sáo dập dìu trong khoảng vắng,
Giọng hò êm ả giữa chiều sương.
Đàn trâu thong thả về ngang xóm.
Lũ trẻ nghêu ngao trở lại làng .
Bà lão đêm đêm cầu Trời Phật,
Muôn nhà muôn sự được khang an…
Tú lang thang
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.03.2012 07:06:54 bởi duonglam >
Ly hương gặp lại mùa hoa nở,
Chim én bên trời vụt cánh bay,
Nhạn lạc bầy tìm nhau biển bắc,
Anh tìm em lội khắp trời tây.
Sáng lên New York sương mờ lạnh,
Chiều lại Boston tuyết phủ đầy.
Em trở về vui lòng phố thị ,
Anh về rượu uống trắng đêm say...
[còn tiếp]
Dương Lam
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2012 01:11:25 bởi duonglam >
12
Say cho bỏ những ngày dong ruổi,
Tú lang thang
Đaỏ Ba bình [Trường sa]
Quê hương...
Ra khơi sóng tỏa muôn trùng thẳm,
Đảo Đá Tây [Trường sa]
Ngựa hồ gió lạnh hí phương bắc, [1]]
Chú thích:[ nguồn vikipedia... ]
[ 1 ]Hồ mã tê Bắc phong, Việt điểu sào Nam chi.
Chim Việt là loài chim sinh ở đất Việt, thuộc phía nam nước Tàu. Mỗi năm cứ đến đầu thu, từng đàn chim Việt bay sang phương Bắc để kiếm ăn. Vì khi thu sang, phương Bắc có nhiều chỗ có giống lúa mới vừa chín…dễ kiếm ăn.
Tuy sang phương Bắc nhưng đàn chim Việt vẫn nhớ quê hương. Muốn làm ổ, chúng chọn cành cây chĩa về phương Nam, tức là hướng quê nhà mà chúng sinh trưởng.
Chim Việt tức (Việt điểu) để chỉ chim luôn nhớ quê hương cố quốc.
Ngựa Hồ là ngựa ở nước Hồ. Nước này ở về phương bắc nước Tàu mà ngày xưa người Tàu thường cho là nước man rợ hay cũng gọi là Phiên quốc. Ngựa Hồ cao lớn, leo núi rất giỏi, chạy rất nhanh. Người Trung Quốc thường mua về làm ngựa chiến . Nước Hồ vốn ở xứ lạnh , khi đông về, gió bấc thổi, tuyết rơi lả tả, gió lạnh tê tái.
Ngựa Hồ tuy về Trung Quốc, là nơi tương đối ấm áp nhưng vẫn nhớ đến đất Hồ , mỗi độ đông về khi có gió bấc lạnh [là gió từ phương bắc thổi đến, ngựa cất tiếng hí lên thê thảm tỏ lòng nhớ cố quốc.
"Chim Việt ngựa Hồ" trở nên thành ngữ, có nghĩa bóng là loài vật mà cũng không quên nơi quê cha đất tổ , dù ở nơi đất khách quê người.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2012 09:44:54 bởi duonglam >
ĐỪNG HỔ DANH MANG TIẾNG LẠC HỒNG.
Dù Bắc Trung Nam vẫn một lòng,
Ngàn xưa không thẹn với non sông.
…Cờ rung súng thủ ngừa phương bắc,
Kiếm bạt gươm mài giữ biển đông.
Một cõi trời Nam lừng nỗi tiếng,
Toàn dân nước Việt nhớ tâm đồng.
Làm người phải biết ơn Tổ Quốc,
Đừng hổ danh mang tiếng Lạc Hồng…
Tú lang thang
Dù Bắc Trung Nam vẫn một lòng,
Ngàn xưa không thẹn với non sông.
…Cờ rung súng thủ ngừa phương bắc,
Kiếm bạt gươm mài giữ biển đông.
Một cõi trời Nam lừng nỗi tiếng,
Toàn dân nước Việt nhớ tâm đồng.
Làm người phải biết ơn Tổ Quốc,
Đừng hổ danh mang tiếng Lạc Hồng…
Tú lang thang
Bên dòng sông
QUÊ HƯƠNG...
QUÊ HƯƠNG...
Hãy uống đi em! hãy cứ chơi !!!
Ngàn năm tri kỷ ! dễ gì thôi...
Giang hồ gác mái – bên sông vắng,
Trăng nước thuyền khua- một trận cười .
Tình vẫn tràn - như dòng nước chảy,
Thơ còn đầy - tựa áng mây trôi.
Nửa đêm thức giấc hồn ngơ ngác,
Rưọu hết tìm em - tận cuối trời…
Cuối trời xin hẹn gặp lại em,
Cho thắm bờ môi mắt hữu tình.
Cho ấm bờ vai ngày tái ngộ,
Cho nồng hương lữa kiếp ba sinh,
Mời em ! Ly nữa…thêm ly nữa !!!
Tình cũ trăm năm …chẳng dễ tìm .
Rượu hết bên nhau - chìm lối mộng,
Hoa đào một cánh vẫn nguyên trinh…
Nguyên trinh còn lại bao xuân nữa,
Lữa lựu hè sang đỏ thắm tường.
Bạn cũ trở về say hẹn ước,
Người xưa nhớ lại lúc tha hương.
Hoa trôi bến chợ đời lưu lạc,
Dế gọi vườn hoang cảnh đoạn trường.
Mẹ ngóng tin con mòn mỏi đợi,
Tiếng gà xao xác gáy thềm sương.
Thềm sương tiếng cuốc gọi bên hè,
Giọng chị hò ơ dưới luỹ tre .
Giã gạo nuôi em ngày mẹ yếu,
Bồng con đứng đợi buổi anh về .
Canh khoai tối ngủ còn lưng bụng,
Cơm nguội khuya nằm dạ tái tê .
Những tưởng ngày xuân tràn mộng đẹp,
Nào hay mưa dột chẳng tranh che.
Tranh che ta đắp bằng hương lữa,
Môi giữa bờ môi giữ mặn nồng .
Chẳng có chăn bông ngày ấm lạnh ,
Không thuyền đưa đón buổi qua sông.
Em thơ lội bộ giờ đi học,
Mẹ yếu thâu đêm bắt muỗi mòng .
Cảnh khổ ngày xưa ngồi nhớ lại,
Qua rồi năm tháng những long đong.
Long đong trên bước đường lưu lạc,
Bốn hướng về đâu dặm hải trình.
Biển rộng trời cao bằng sãi cánh,
Sông dài núi thẳm gót phiêu linh.
Công cha nghĩa mẹ còn chưa trả,
Ơn chị tình em hẹn đáp đền.
Nắng nhuộm rừng phong. Thu đã tới,
Bên đường từng chiếc lá lênh đênh.
Lênh đênh như chiếc thuyền không bến,
Dòng ngược dòng xuôi vạn nẽo đời.
Trên bến dưới thuyền người tấp nập,
Sông hồ nước chảy lục bình trôi.
đảo Phú quốc
Sáng qua Phú Quốc trời êm ả,
Chiều ghé Côn sơn núi vẽ vời.
đảo Côn sơn
Mây nước xa trông về cố quận,
Nỗi lòng thương nhớ biết sao vơi.
Sao vơi lòng biển tình sông đó,
Cuả kiếp giang hồ với nước mây.
Lên bến đò chiều thương kẻ bắc,
Qua sông nắng sớm nhớ trời tây.
Thơ vương khói thuốc sầu vương nhạc,
Rượu hết đàn run phím lạc dây.
Cô lái đò xưa đưa lữ khách,
Sông buồn đôi mắt thấy cay cay…
Cay cay đôi mắt chiều xuân đó,
Cô gái ngày xưa chẳng trở về.
Đêm thị thành đèn khuya vắng lặng,
Hoa rừng mấy dặm trắng sơn khê .
Hoa không vạn cổ mà phong nhụy
Tình chẳng trăm năm cũng vẹn thề.
Lời của trăng nguyền dù bến cạn,
Rừng xanh núi thẳm chẳng phân ly…
Ly hương gặp lại mùa hoa nở,
Chim én bên trời vụt cánh bay,
Nhạn lạc bầy tìm nhau biển bắc,
Anh tìm em lội khắp trời tây.
Sáng lên New York sương mờ lạnh,
Chiều lại Boston tuyết phủ đầy.
Em trở về vui lòng phố thị ,
Anh về rượu uống trắng đêm say...
[còn tiếp]
Dương Lam
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.03.2012 08:58:40 bởi duonglam >
[tiếp theo]...
Say cho bỏ những ngày dong ruổi,
Cho bỏ sầu đong lắc lại đầy .
Để nhớ gừng cay thương muối mặn,
Để lòng ai vẫn nhớ thương ai.
Đêm về phố mộng sầu giăng mắc,
Ngày lội mưa đông tuyết phủ đầy.
Lánh đục cho dòng đời thanh thoát,
Để lòng vơi bớt nỗi niềm tây.
Niềm tây mây gởi buồn theo nắng
Ta gởi tơ lòng trẳi bốn phương.
Say cho bỏ những ngày dong ruổi,
Cho bỏ sầu đong lắc lại đầy .
Để nhớ gừng cay thương muối mặn,
Để lòng ai vẫn nhớ thương ai.
Đêm về phố mộng sầu giăng mắc,
Ngày lội mưa đông tuyết phủ đầy.
Lánh đục cho dòng đời thanh thoát,
Để lòng vơi bớt nỗi niềm tây.
Niềm tây mây gởi buồn theo nắng
Ta gởi tơ lòng trẳi bốn phương.
Bướm gởi hồn thơ qua lối mộng ,
Để tình trả nợ kiếp tơ vương.
Ngẩn ngơ trăng cũng buồn theo núi,
Thơ thẩn sầu đong giữa nắng ngàn,
Thì thôi sầu ấy ngàn đêm lẻ,
Gói lại cho tròn gởi gió sương ...
[còn nữa]
Dương Lam
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.03.2012 12:35:53 bởi duonglam >
Gió sương từ độ bước quan hà,
Mưa nắng bên trời giọt lệ sa.
Xa nước bao đêm sầu cố quốc,
Tha hương ngàn dặm nhớ quê nhà.
Chín chiều ruột thắt đau lòng mẹ ,
Một tấc lòng son xót dạ cha.
Đêm ngắm sao khuya trời tỏ rạng,
Mơ ngày mai lại cảnh phồn hoa....
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.06.2012 08:14:37 bởi duonglam >
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.04.2012 06:43:38 bởi duonglam >
Phồn hoa mơ lại ngày ta gặp,
Tôi với em đi giữa phố phường.
Má đỏ son hồng còn thắm sắc,
Hoa cài aó trắng vẫn thiên hương.
Ngây thơ nhắc lại ngày hoa bướm,
Thờ thẩn rồi quên buổi tựu trường.
Kỹ niệm ngày xưa tràn ngập lối,
Đêm về thao thiết nhớ muôn phương.
Muôn phương bè bạn tình thân mến,
Của kiếp nhân gian giữa chợ đời,
Buổi loạn ly rồi bao kẻ khóc,
Ngày thanh bình lại lắm người vui.
Trăng về phố Hội mây giăng lối,
Thuyền ghé Đà giang sóng vẽ vời.
Núi Ngũ hành sơn năm ngọn tỏa,
Phượng hoàng xoè cánh đã ra khơi. [1]
Chú thích:
[1] Ngũ hành sơn ,danh lam thắng cảnh đất Quảng nam,với truyền thuyết “ngũ phụng tề phi”- năm phụng đồng bay . Đó là:
Theo văn bia tiến sĩ Mậu Tuất 1898 dựng trong khuôn viên di tích Văn Thánh Huế, thì khoa thi này, ngoài Đào Nguyên Phổ đỗ đầu với danh Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thâ n- những vị Tiến sĩ còn lại đều là Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
1 Phạm Liệu 2Phan Quang 3 Phạm Tuấn4 Ngô Chuân 5 Dương Hiển Tiến
[cả 5 vị trên đều đỗ tiến sĩ cùng khóa và cùng quê Quảng nam]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.06.2012 08:17:17 bởi duonglam >
Ta vẫn khách lữ hành ngày tháng cũ,
Hồn rêu phong còn in đậm dấu giày.
...Đã xa lắm của môt thời đạp đất,
Kiếm ngang trời phiêu bạt giữa binh đao!
…Nay dừng lại giữa trời mây non nước,
Còn ai đây ? Mời chén rượu tương phùng!
Núi lặng lẽ ... Ngàn năm trơ vách đá,
Trăng im lìm ... Chờ đợi khách qua sông...
Dương Lam
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.08.2012 03:11:32 bởi duonglam >
Chuông gỏ bên chùa vọng Sắc Không,
Vu Lan muôn vạn cánh hoa hồng.
Ơn cha đức trọng cao hơn núi,
Nghĩa mẹ tình dầy rộng tựa sông.
Vất vả mẹ nằm bên chiếu ướt,
Lạnh lùng cha ngủ giữa sương đồng.
Tình cha nghĩa mẹ bao la quá,
Con biết làm sao trả được công ?...
Dương Lam
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.10.2012 04:16:06 bởi duonglam >
NGŨ HÀNH SƠN
Ai về đất Quảng ghé qua chơi
Thăm Ngũ hành sơn đẹp tuyệt vời
Linh Ứng ưu trầm đêm tĩnh mịch [1]
Huyền Không hư ảo bóng chiều trôi [2]
Sông Hàn một dãi mây khoe sắc
Núi Ngũ năm non đọ cảnh trời [3]
Vọng hải đài : nhìn ra biển đó
Hoàng -Trường thương quá Việt nam ơi !!!
Dương Lam
Ai về đất Quảng ghé qua chơi
Thăm Ngũ hành sơn đẹp tuyệt vời
Linh Ứng ưu trầm đêm tĩnh mịch [1]
Huyền Không hư ảo bóng chiều trôi [2]
Sông Hàn một dãi mây khoe sắc
Núi Ngũ năm non đọ cảnh trời [3]
Vọng hải đài : nhìn ra biển đó
Hoàng -Trường thương quá Việt nam ơi !!!
Dương Lam
[1] CHÙA LINH ỨNG - NGŨ HÀNH SƠN
Chùa Linh Ứng tọa lạc ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Ở phía Đông, có 123 bậc cấp lát bằng đá dẫn đến chùa Linh Ứng, thường được gọi là chùa Ngoài. Trước năm 1891, chùa có tên là Ứng Chân. Sách Danh thắng Non Nước – Ngũ Hành Sơn (Nguyễn Trọng Hoàng, Đà Nẵng, 2000) cho biết vào đời Vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786) có Hòa thượng Quang Chánh, hiệu Bảo Đài đến tu tại động Tàng Chân. Ngài dựng am Dưỡng Chân, sau sửa chữa lại gọi là Dưỡng Chân đường. Đến đời Gia Long, Dưỡng Chân đường được đổi thành chùa Ứng Chân. Sau khi Vua Minh Mạng đến vãng cảnh chùa đầu tiên vào năm 1825 thì các ngôi chùa tranh tre ở đây mới được thay bằng gạch ngói. Vua đã ban cho chùa tấm biển có ghi Ngự chế Ứng Chân Tự, Minh Mạng lục niên. Đến đời Thành Thái, do kỵ húy tên một vị vua nhà Nguyễn nên chùa được đổi tên là Linh Ứng. ..
[2]ĐỘNG HUYỀN KHÔNG
Nằm trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, Huyền Không là một trong những động đẹp nhất, huyền ảo nhất, có giá trị tâm linh to lớn nhất.
Động Huyền Không là một động lộ thiên, vòm hình tròn, nền bằng phẳng, trên vòm có 5 lỗ thông ra bên ngoài, ánh sáng tràn vào đây tạo một không khí huyền bí lung linh cho hang động.
Để vào được động Huyền Không phải bước xuống hơn 20 bậc cấp nằm sâu hơn động Hoa Nghiêm khoảng 5m, được ví động như chiếc chuông úp sấp, là một trong những động rộng, thoáng mát và đẹp nhất của quần thể Ngũ Hành Sơn, vòm động tiếp xúc với không gian bên ngoài, ánh sáng rọi vào làm động thêm lung linh huyền ảo. Ngày nắng, động được ví như chiếc điều hòa thiên nhiên bởi không khí mát mẻ, trong lành.
Đây là điều làm nên sự khác biệt của động Huyền Không đối với một số hang động khác ở Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng… Trong khi các nơi phần lớn là động kín, ẩm, trong động phải thắp điện hoặc khi vào phải có đèn chiếu sáng thì động Huyền Không tuy ít thạch nhũ nhưng đủ độ thoáng và ánh sáng tự nhiên.
Trên cao nhất là tượng Phật Thích Ca, bên dưới là bàn thờ Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát. Bên trái động có đền thờ bà Ngọc Phi (bà Chúa Tiên), là nơi du khách đến cầu tài, cầu lộc; đền thờ bà Lồi Phi (Chúa Thượng Ngàn) được du khách đến cầu nguyện về sức khỏe và sự bình an.
Sâu bên phải là đền Trang Nghiêm Tự cổ kính được xây dựng năm 1825, gồm ba gian. Gian chính thờ Phật Quan Âm.
Quanh vòm động có nhiều nhiễu đá bám vào vách tạo nên những hình thù lạ, đó là khuôn mặt ông già nhìn nghiêng, là hình con chim hạc hay đà điểu, hình hai đầu voi với chiếc vòi thả xuống, là con cò cùng chiếc mỏ dài nhọn ép vào vách động…
Động không có nhiều thạch nhũ đẹp. Tuy nhiên trên vách vẫn thấy một vài hình thù lạ và hay hay. Một thạch nhủ tên Vú Mẹ trước đây nước nhiễu ẩm ướt, nhưng vì nhiều người rờ quá, nên nước bây giờ không còn ướt nhiều nữa.
Động Huyền Không đi qua cổng vòm có 3 chữ Huyền Không Quan, cửa hơi hẹp, động tối, những bậc đi xuống sâu, giữa cửa động có tượng hình ông Thiện và ông Ác, như nhắc nhở con người phải thánh thiện, từ bi khi đến cõi sắc không của Phật.
Vào trong hang có ánh sáng từ trên cao chiếu qua lỗ trống trên động, càng làm vẻ đẹp lung linh huyền bí, vòm Động cao nhủ thạch bám vào vách tạo nhiều nét đẹp thiên nhiên, và bàn tay con người tạo thêm nhiều hình đẹp như tượng Phật Quan Âm, được điêu khắc công phu trên bệ thờ.
Phía bên phải là ngôi chùa nhỏ Trang Nghiêm Tự, bên cạnh có thạch nhũ nhỏ nước tí tách, dưới nền có khối đá điêu khắc tượng của người Chàm, khung cảnh hư ảo trong hang động tạo cho du khách như sống với thế giới vừa hư vừa thật, lấy tay vỗ lên trên đá nghe như tiếng trống bình bịch.
Ngày nay Động Huyền không trở thành một điểm không thể không dừng chân cho những ai đến với Đà Nẵng, đến với Ngũ Hành Sơn. Khung cảnh nơi đây vừa hư vừa thực, một không gian mơ màng huyền bí.
[3] NÚI NGŨ HÀNH SƠN
Ngũ Hành Sơn là một thắng cảnh bậc nhất ở miền Trung xưa nay. Một huyền thoại mà ngày nay còn lưu truyền trong dân gian là: Thuở trời đất còn hỗn mang, vợ Long Vương vượt biển Đông vào đây đẻ trứng trên bãi cát, nhờ thần Kim Quy bảo vệ. Qua nhiều năm tháng hấp thụ khí âm dương, một hôm, trời nổi sấm sét, đất chuyển ầm ầm, trứng rồng nứt vỏ. Một Long Nữ chào đời, bay thẳng về trời. Những mảnh vỏ trứng biến thành năm ngọn núi...
Vua Minh Mạng đặt tên các núi này là Ngũ Hành Sơn: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn.
Thủy Sơn có tên là núi Chùa hay núi Tam Thai là ngọn núi lớn nhất, cao 106m, rộng khoảng 15 hecta, có ba ngọn. Ngọn cao nhất phía Tây Bắc là Thương Thai, có các chùa Tam Thai, Tam Tôn, Từ Tâm, các hang động Hoa Nghiêm, Huyền Không, Linh Nham, Vọng Giang Đài và hành cung Động Thiên Phước Địa (nơi nghỉ ngơi của vua Minh Mạng). Trung Thai ở phía Nam thấp hơn, có hang Vân Nguyệt, các động Vân Thông, Thiên Long, hai cổng đá Động Thiên Phước Địa và Vân Căn Nguyệt Quật. Hạ Thai ở phía Đông, có chùa Linh Ứng, động Tàng Chân, 5 hang động nhỏ: Tam Thanh, Chiêm Thành (hang Hời), Bàn Cờ, hang Ráy, hang Gió, có Vọng Hải Đài, hang Ngũ Cốc (hang Lồng Đèn)...
Du lịch Đà nẵng
BUỔI HOÀN CHÂU
Bình yên ruộng lúa với nương dâu,
Phố xá bừng lên ánh nhiệm màu
Bến Nghé thiếp sang ngày hội ngộ
Hà tiên chàng lại buổi hoàn châu.
Hoa xưa hẹn lối ngày phong nhụy,
Trăng cũ thề đưa nối nhịp cầu.
Cách trở khôn ngăn dòng lá thắm.
Tình chàng ý thiếp gởi muôn câu…
Dương Lam
No comments:
Post a Comment